Gửi tiết kiệm, 4 lý do nên chia tiền thành 3 sổ nhỏ: Mau lời, tiện, tránh rủi ro cao

1/ Linh hoạt rút tiền gửi khi cần mà không cần tất toán trước hạn Thông thường, kỳ hạn tiết kiệm càng dài thì lãi suất càng cao. Bây giờ hầu như ngân hàng có đủ hết: kỳ hạn ngắn từ 1 tuần, 1 tháng đến 6 tháng; kỳ hạn dài thì kéo dài từ

1/ Linh hoạt rút tiền gửi khi cần mà không cần tất toán trước hạn

Thông thường, kỳ hạn tiết kiệm càng dài thì lãi suất càng cao. Bây giờ hầu như ngân hàng có đủ hết: kỳ hạn ngắn từ 1 tuần, 1 tháng đến 6 tháng; kỳ hạn dài thì kéo dài từ trên 6 tháng đến tận 15 năm.

Do đó, mình chia ra nhiều sổ gửi với nhiều mức kỳ hạn khác nhau sẽ tốt hơn. Vì khi cần thiết, bạn chỉ cần rút 1 trong số những số tiết kiệm hiện có. Như vậy, bạn vẫn được hưởng đầy đủ lãi suất cho những sổ tiết kiệm còn lại.

Ví dụ: bạn có khoản tiền nhàn rỗi 30 triệu để gửi tiết kiệm. Thay vì gửi hết vào 1 tài khoản tiết kiệm duy nhất, bạn có thể chia ra làm 3 sổ với số dư 10 triệu/ sổ.

Nếu ngày đáo hạn của sổ tiết kiệm chưa đến mà bạn cần gấp 10 triệu để chi tiêu, bạn chỉ cần tất toán 1 sổ tiết kiệm. Và 2 sổ còn lại vẫn tiếp tục được duy trì để nhận tiền lãi.

pXqcxqJG00lVNiZx38WazbjCSOEXA6pYMMznO_DXoLkiasVpWLRDMR4BsPme7vIFUxtrdux05bKH9gqFVriIMlDqHZlY

2/ Bạn có nhiều mục tiêu tiết kiệm

Giả sử bạn có 3 mục tiêu tiết kiệm riêng biệt: mua xe hơi, dành tiền đi du lịch, đề phòng tình huống khẩn cấp; hãy mở 3 tài khoản tiết kiệm độc lập với kỳ hạn và hình thức phù hợp.

Bằng việc mở riêng các sổ, bạn sẽ luôn biết được mình đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền cho mỗi mục tiêu từ đó dễ nắm bắt tình hình và theo kế hoạch tốt hơn

3/ Tối đa tiền lãi tiết kiệm

Bạn hoàn toàn có thể tối đa hóa lợi ích khi gửi tiết kiệm bằng việc gửi tất cả các khoản tiền nhàn rỗi vào nhiều sổ, với kỳ hạn khác nhau.

Những khoản tiền nhàn rỗi lâu dài nên được gửi với kỳ hạn dài để hưởng lãi suất cao hơn. Với những khoản tiền bạn không chắc khi nào cần dùng tới, hãy sử dụng các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng trở xuống.

4/ Không bỏ trứng cùng rổ giảm rủi ro

Bất cứ thứ gì sinh lời đều đi kèm rủi ro. Vì dù là bất cứ hình thức nào cho dù là xác suất rất thấp nó vẫn có thể xảy ra khó lường: NH phá sản, bị hack tài khoản, xảy ra hy hữu với người bên NH,…. Để tránh rủi ro nhất định, hãy chia ra nhiều giỏ.

Ngoài ra, khi gửi tiền bạn cũng cần nắm thêm một số kiến thức như:

1/ CÁCH TÍNH LÃI SUẤT TIẾT KIỆM

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng thường được hiểu là lãi suất %/năm. Công thức tính:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (%/năm) x Số ngày thực gửi/365

Ví dụ bạn gửi số tiền 100 triệu với lãi suất 7%/năm cho kỳ hạn 6 tháng từ ngày 1/1/2018 đến 1/7/2018, số tiền lãi nhận được là:

Số tiền lãi = 100.000.000 x 7% x 181/365 = 3,371,233

2/ Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt khi khách hàng chọn phong tỏa tài khoản tiết kiệm để vay tiền…, khách hàng có thể rút toàn bộ số tiền tiết kiệm trước ngày đáo hạn bất cứ lúc nào.

Nếu rút trước hạn, toàn bộ số tiền của tài khoản tiết kiệm đó sẽ không được nhận lãi suất tiết kiệm, mà chỉ hưởng lãi suất không kỳ hạn cho khoảng thời gian đã gửi. Lãi suất không kỳ hạn thường dưới 1%

3/ Nên thử gửi tiền tiết kiệm online.

Để đỡ mất công giữ sổ và khi cần bạn có thể chuyển nhanh về tài khoản, rút tại ATM khỏi cần đến ngân hàng.

Vả lại, dùng hệ thống tự động xử lý với nhiều lớp xác thực, tránh sự can thiệp của nhân viên ngân hàng. Hay một số lợi ích:

Có xác nhận gửi tiền qua email, SMS và danh mục tài khoản trên internet banking không thể bị giả mạo

Khách hàng có thể kiểm tra số dư và lãi trên Internet banking mọi lúc mọi nơi

Rút tiết kiệm phải có mã xác thực (OTP) chỉ riêng khách hàng có

Có thể cầm cố để nhận khoản vay online, không cần hồ sơ giấy tờ, giải ngân trong 1 phút

Có thể lấy xác nhận số dư của ngân hàng bất cứ lúc nào để làm hồ sơ xin visa du lịch, vay tiền

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X