Giãn cách xã hội: gia đình 4 người ở Hà Nội chỉ xài hết 1,5 triệu/ tháng. Cao thủ tiết kiệm là đây

Mẹ bầu chỉ tiêu 3 triệu/tháng nhờ chiêu “ăn bám” mẹ chồng: Gương mặt vàng trong làng khởi nghiệp Gia đình 4 người tiêu 1.500.000 đồng/tháng (Hình minh họa – Nguồn internet) Đó là gia đình của bác Nguyễn Như Hoa (62 tuổi, ở Mai Lĩnh, Hà Đông, Hà Nội). Gia đình bác có 4

Mẹ bầu chỉ tiêu 3 triệu/tháng nhờ chiêu “ăn bám” mẹ chồng: Gương mặt vàng trong làng khởi nghiệp

Gia đình 4 người tiêu 1.500.000 đồng/tháng (Hình minh họa – Nguồn internet)

Đó là gia đình của bác Nguyễn Như Hoa (62 tuổi, ở Mai Lĩnh, Hà Đông, Hà Nội). Gia đình bác có 4 người lớn là vợ chồng bác và vợ chồng con trai. Hàng ngày chỉ có bác và chồng ở nhà vì đều làm nông nghiệp còn con trai và con dâu thì đi làm tại Cầu Giấy; lương tháng cộng lại được khoảng 20.000.000 đồng.

Bác Hoa cho biết: Mỗi tháng các con góp 5 triệu để chi tiêu ăn uống, điện nước nhưng rất ít khi bác tiêu hết vì nhà có vườn rộng nên trồng được các loại rau lại nuôi vịt, gà, lợn. Thi thoảng bác mới phải mua thêm thực phẩm để đổi bữa. Khoản tiền tốn nhiều nhất là ma chay, cưới hỏi. Vì thế, thông thường gia đình bác chỉ tiêu hết khoảng 3 triệu tiền ăn là nhiều. Số tiền còn lại, bác tiết kiệm để mua thuốc men khi ốm đau.

Vào tháng 3, do dịch nên 2 con bác được làm việc online ở nhà và vẫn hưởng nguyên lương. Cả gia đình bác hạn chế ra ngoài mà chủ yếu là tận dụng rau quả trồng trong vườn để ăn; thịt gà, vịt, trứng gà lúc nào cũng có sẵn nên bữa ăn gia đình luôn thịnh soạn. Tổng kết chi tiêu cho tháng 3, bác cộng tất cả các khoản nhưng chỉ hết vỏn vẹn 1.500.000 đồng.

Đàn gà do gia đình tự nuôi (Ảnh: Nguồn internet)

Các khoản chi tiêu bao gồm:

Tiền mua hoa quả, gia vị, hành và các thứ lặt vặt: 500.000 đồng

Khoảng vài ngày bác Hoa lại ra chợ mua hoa quả tươi, các loại rau gia vị hoặc đồ mắm muối khi hết.

Trong vườn nhà bác Hoa có sẵn ổi, dưa chuột, chuối (Ảnh: Nguồn internet)

Mua cá: 200.000 đồng.

Đầu tháng, bác đi chợ ma 2kg cá chép về chia sẵn 2 bữa để ngăn đá tủ lạnh để đổi bữa. Mỗi kg cá chép có giá 55.000 đồng.

Mua tôm: 100.000 đồng

100.000 đồng được bác dùng để mua 1kg tôm nhỏ. Nguyên liệu này có thể được dùng để rang khô hoặc giã ra nấu canh ăn dần.

Vườn rau với nhiều loại khác nhau (Ảnh: Nguồn internet)

Mua nguyên liệu về làm sữa chua: 150.000 đồng

Mỗi đợt bác làm được khoảng 30 lọ sữa chua, để tủ lạnh để ăn dần. Trong 1 tháng bác làm từ 2 đến 3 đợt vì cả nhà đều rất thích ăn.

Đóng điện nước: 600.000 đồng

Bác Hoa nói: “Tiền điện nước thì chưa có hóa đơn phải đóng nên cũng không rõ bao nhiêu song cũng không quá 300 ngàn đâu vì thời tiết mát mẻ, chưa cần bật điều hòa.” Số 600.000 đồng kia đang là khoản dự trù được bác tính trước.

Như vậy, trong tháng 3 vừa rồi nhà bác Hoa chỉ tiêu hết 1.500.000 đồng mà vẫn có đủ gà, vịt, cá, tôm và rau củ quả, sữa chua để tráng miệng.

Dẫu biết sở dĩ số tiền tiêu tháng vừa rồi của nhà bác Hoa ở mức thấp như vậy là do đã có sẵn đồ tự trồng, chăn nuôi trong vườn. Tuy nhiên, từ đây các chị em cũng có thể tự rút ra bài học về chi tiêu cho mình để cố gắng tiết kiệm sao cho số tiền chi hàng tháng khi có dịch chỉ bằng một nửa những tháng bình thường giống như nhà bác Hoa. Dịch chưa biết bao giờ mới được dập tắt hoàn toàn nên kinh tế gia đình chắc chắn sẽ còn khó khăn; các mẹ nội trợ vẫn nên cắt giảm tối đa để có khoản dự phòng khi cần dùng tới.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X