Giãn cách, bà cụ run rẩy xin thêm 1 hộp cơm từ thiện kèm câu nói xót xa: ‘Tôi đói lắm cô ơi’

Nếu bạn mỗi bữa vẫn đang thưởng thức bữa cơm ngon, giấc ngủ không chập chờn trong phòng máy lạnh, mỗi ngày trôi qua vẫn còn tiền để xài thì hãy vui mừng và đừng than thở nữa. Ở ngoài kia có biết bao nhiêu hoàn cảnh khó khăn vẫn từng giây từng phút chật

Nếu bạn mỗi bữa vẫn đang thưởng thức bữa cơm ngon, giấc ngủ không chập chờn trong phòng máy lạnh, mỗi ngày trôi qua vẫn còn tiền để xài thì hãy vui mừng và đừng than thở nữa. Ở ngoài kia có biết bao nhiêu hoàn cảnh khó khăn vẫn từng giây từng phút chật vật giữa cuộc sống bộn bề trăm ngàn nỗi lo. Đến cái ăn còn bữa đói bữa no thì họ đâu dám mơ một giấc ngủ ngon hay một phút thảnh thơi không bận lòng.

hình ảnh

Bà Trâm làm công việc bán vé số dạo. Từ khi TP.HCM giãn cách, bữa trưa của bà trông chờ vào những hộp cơm từ thiện. Ảnh Vietnamnet

“Tôi đói quá. Cho tôi xin thêm hộp cơm nữa được không? Hai ngày nay, chưa có gì để ăn. Tôi đói lắm”, giữa hàng tá tin tức mỗi ngày trên newfeed, tôi bất chợt đọc được bài viết có câu nói này của một bà cụ trên cung đường Lê Văn Sỹ, Quận 3, Sài Gòn. Câu nói nghe thương và xót xa đến mức tự dưng tôi nghẹn ngào. Chúng ta đang tuổi trẻ khỏe nhịn đói một bữa còn run tay, bà cụ ấy đã 2 ngày không có gì trong bụng thì sao có thể chịu nổi?

Người đăng tải bài viết miêu tả bà cụ có dáng người gầy gò, ngồi co ro, dáng vẻ mệt mỏi vì nghèo đói. Được biết, tuy gia cảnh khó khăn nhưng bà phải nuôi thêm đứa con chỉ ăn và phá mà không chịu làm. Bà vất vả mưu sinh ở cái đất Sài Gòn, d.ịch bệnh làm thân xác gầy gò càng thêm mỏi mệt. Nhóm từ thiện gặp được bà lúc đôi tay bà đang lẩy bẩy run, nhận được hộp cơm, bà không thể mở ra nổi vì kiệt sức. Chị. Tr (người trong nhóm từ thiện) phải mở giùm hộp cơm cho bà.

hình ảnh

Những bà cụ có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Ảnh FP Khóc thuê

Ở một cung đường khác tại Quận 11, một bà cụ 85 tuổi, dáng vẻ lom khom, vành nó tu tủa rách tươm đã chạy đến ngửa tay xin suất cơm: “Cô ơi, cho tôi thêm hộp cơm nữa nhé. Ở nhà tôi có thằng khùng 65 tuổi. Tôi già rồi nhưng phải nuôi nó. Tôi già rồi, 85 tuổi rồi, không nói dối cô đâu.”

Những ngày d.ịch bệnh hoành hành này, đến thùng rác cũng “đắt khách” hơn mọi khi. Các bà cụ không thể nhanh chân bằng những người trẻ khỏe trong việc nhặt đồ trong thùng rác. Quán xá, nhà hàng, tiệm cafe đóng cửa, phố xá vắng lặng đến hiu quạnh. Những ông lão, bà cụ đang co ro hoặc lê từng bước chân mỏi mệt trên vỉa hè để kiếm miếng ăn.

Vài ngày trước có câu chuyện người đàn ông chạy xe đạp đi xin việc. Ông đói và mệt mỏi, cố gắng xin công ty có việc gì thì cho mình vào làm nhưng bên phía công ty chưa có nhu cầu. Thế là ông mở lời xin chút thức ăn lót dạ khiến ai nấy đều nghẹn ngào.

hình ảnh

Người đàn ông đạp xe đi xin việc khiến bao người xót xa. Ảnh Ngồi lê mách lẻo

Cuộc sống bình thường tuy có bộn bề vất vả nhưng ít nhất chúng ta đều có việc làm, có tiền để trang trải. Dù ít hay nhiều thì đồng tiền kiếm ra được cũng giúp bản thân và gia đình có thêm rau cháo qua ngày. Nhưng hơn 1 năm nay, d.ịch tái đi tái lại khiến đời sống bao người bị đảo lộn. Những người đã nghèo còn nghèo hơn nữa, nhiều người làm công ăn lương bỗng chốc lâm vào cảnh trắng tay vì thất nghiệp. Dù là thành phố lớn hay nông thôn, người dân cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Nếu bạn đang may mắn có được bữa cơm no, mỗi đêm đều ngủ ngon, mỗi ngày trôi qua vẫn còn cười tươi vui vẻ thì hãy tự thấy mình may mắn và tuyệt đối đừng than thở. Ngó lên tuy chẳng bằng ai nhưng ngó xuống biết bao hoàn cảnh thê thảm, đến chén cơm còn không có ăn thì nói gì đến chuyện ngon dở.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X