Giám đốc lương 40tr giờ loay hoay bán vịt kiếm sống: Đứng vỉa hè từ sáng đến đêm nhưng vẫn hạnh phúc

Anh Đồng từng tốt nghiệp quản trị kinh doanh, cùng bạn bè thành lập công ty du lịch và sự kiện. Anh làm giám đốc phụ trách mảng du lịch, đồng thời cũng đại diện cho đại lý ủy quyền của một thương hiệu du lịch nổi tiếng của Việt Nam tại Ninh Bình. Anh

Anh Đồng từng tốt nghiệp quản trị kinh doanh, cùng bạn bè thành lập công ty du lịch và sự kiện. Anh làm giám đốc phụ trách mảng du lịch, đồng thời cũng đại diện cho đại lý ủy quyền của một thương hiệu du lịch nổi tiếng của Việt Nam tại Ninh Bình.

hình ảnh

Anh Đồng (phải, ngoài cùng) khi còn là giám đốc du lịch (Ảnh: Dân Trí)

Khi dịch chưa xuất hiện, công ty lữ hành ăn nên làm ra, mỗi tháng anh có thu nhập khoảng 40 triệu đồng. Đây là mức lương nhiều người mơ ước không chỉ trong ngành du lịch mà nhiều lĩnh vực khác cũng phải “ngước nhìn”.

Mọi việc đang ổn định, thì nCOv xuất hiện. Năm 2020, công ty của anh vẫn cố gắng duy trì hoạt động nhưng thu nhập bị sụt giảm rõ rệt, thậm chí có nhiều tháng còn không có thu. “Giữa năm 2020, thu nhập của công ty về mức “0 đồng” khi ngành du lịch bị “đóng băng”.

“Tôi cũng “bỗng nhiên” bị thất nghiệp, sau đó ở nhà hơn 5 tháng để chờ du lịch được hoạt động trở lại”, anh Nguyễn Văn Đồng nói. Ở nhà nhiều tháng, tình hình vẫn không khả quan hơn, anh đến nhiều nơi để tìm việc làm. Anh được nhận vào làm lễ tân cho khách sạn 2 sao với mức lương từ 6-8 triệu đồng. Số tiền lương tuy ít hơn trước nhưng cũng đủ để trang trải.

Tuy nhiên, đầu năm 2021 dịch bùng phát mạnh trở lại, các khách sạn nhỏ cũng phải đóng cửa khiến một lần nữa anh “chính thức” thất nghiệp lâu dài. Về nhà, vị giám đốc lữ hành phụ giúp gia đình bán hàng nông sản tại quê.

hình ảnh

Anh Đồng không ngần ngại làm đủ nghề để kiếm sống (Ảnh: Dân Trí)

Nghĩ mình “sức dài vai rộng” không thể ở nhà làm những công việc nhỏ mãi được, anh suy tính làmăn. Nhưng nghĩ đến đâu cũng đều thấy không khả quan, bởi giữa thời kỳ dịch dã, khởi nghiệp ở bất cứ lĩnh vực nào rồi cũng khó có thể thành công, chưa nói đến bị thất bại.

Đang suy nghĩ tính toán, trong lúc chưa có được lối thoát, anh gặp người quen là Phạm Ngọc Toàn có chục năm làm đầu bếp (với mức thu nhập từ 12 – 15 triệu đồng/tháng), cũng đang bị thất nghiệp thời gian dài vì Covid-19. Hai người bàn bạc với nhau, cuối cùng đi đến thống nhất: “Bán vịt quay”.

Mỗi ngày, 2 anh thức dậy từ 5h30 để đến các chợ để mua thực phẩm, gia vị, rau thơm… Sau đó, về nhà sơ chế, ướp tẩm sẵn để buổi chiều có nguyên liệu quay, nướng bán cho khách. Khoảng 16h30, cả hai cùng đẩy chiếc lò quay (mua cũ về cải tạo lại) ra nhóm lửa để “hành nghề”.

Công việc mỗi ngày cứ bắt đầu từ 5h30 sáng và kết thúc lúc 20h. Có hôm vịt ế thì tối muộn mới về. Ngày bán được nhiều bù cho ngày bán được ít. Hôm nào ế coi như hòa tiền, chưa kể lỗ. Mỗi ngày, trừ hết chi phí mỗi người cũng có được 300.000 đồng. “Vậy là thu nhập cũng cao rồi. Khoản thu nhập này tuy không đáng là bao nhưng cũng đủ để duy trì cuộc sống trong thời kỳ khó khăn này”, anh Nguyễn Văn Đồng cười nói.

hình ảnh

Mỗi ngày kiếm được 300 ngàn đối với anh đã hạnh phúc (Ảnh: Dân Trí)

Vì ảnh hưởng của đại dịch, rất nhiều ngành nghề phải chịu thiệt hại nghiêm trọng và cũng rất nhiều người phải chịu cảnh mất việc, thu nhập kém đi hay đổi nghề. Ví như hoàn cảnh về anh Đồng, người từng làm giám đốc cho một công ty lớn nay trở thành người bán vịt vỉa hè, chính là minh chứng đầy thực tế.

Câu chuyện của anh, được kể ra không phải để khóc than hay trách đời gì đâu các mẹ ạ. Câu chuyện của anh, là để mọi người có thêm động lực, có thêm niềm tin, rằng người Việt chúng ta vẫn luôn biết cách xoay sở trước mọi giông bão, khó khăn.

Đang làm sếp với mức lương 40 chục triệu, rồi về làm nhân viên lau dọn khách sạn 8 triệu mỗi tháng. Không sao hết! Dịch mạnh hơn, phải đi bán vịt quay… ngày lời, ngày lỗ, ngày huề vốn, tính trung bình chắc chỉ tầm 5 triệu mỗi tháng! Không sao hết! Miễn là còn có thể kiếm được tiền.

Thu nhập giảm gần 8 lần nhưng anh Đồng vẫn lạc quan vào một tương lai tươi sáng. Bởi anh biết, chuyện đi bán vịt mưu sinh chỉ là bất đắc dĩ, tạm thời, chứ đâu kéo dài mãi. Một mai khi dịch bệnh qua đi, du lịch khởi sắc, anh lại trở về đúng quỹ đạo của mình, mức sống lại tốt lên.

Câu chuyện của anh, hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ. Trong lúc khó khăn như thế này, đừng than thở, đừng chê bai những “công việc chân tay”. Cho dù bạn có bằng Tiến Sĩ, Thạc Sĩ, cho dù bạn là giáo viên, kỹ sư, tiếp viên hàng không, thậm chí là giám đốc… những ngành nghề mà bạn luôn tự hào về độ sang chảnh của nó, thì nay khi thất nghiệp, hãy cứ sẵn sàng lao ra đường.

hình ảnh

Anh Đồng luôn lạc quan trước tương lai (Ảnh: Dân Trí)

Chúng ta luôn có đủ nghề để xoay sở, như làm shipper, làm buôn bán nhỏ lẻ, làm phụ hồ, bốc vác… miễn có tiền nuôi sống mình và gia đình. Không sao hết, không phải xấu hổ, chúng ta lao động thiện lương bằng mồ hôi nước mắt thì đồng tiền càng đáng giá vô ngần.

Kiếm tiền ít hơn nhưng chúng ta có thời gian dành cho bản thân một cách tự nhiên hơn: Không trang điểm, không áo quần lượt là, không vùi đầu vào máy tính, không ào ào máy lạnh, không ăn vội bên đường… chúng ta gần cây cỏ, con cái, gia đình hơn.

Hãy nghĩ tích cực lên, thời gian khó khăn này giúp chúng ta sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn. Cơ hội làm trái ngành, trái nghề cho chúng ta thêm những vốn sống chưa bao giờ có. Để sau này bạc đầu nhìn lại, bất giác mỉm cười vì bản thân thật mạnh mẽ trong giai đoạn khó khăn.

Nguồn: Dân Trí

BÀI LIÊN QUAN
X