GĐ viện Nhi chỉ biểu hiện, thời điểm cần cho trẻ đi khám hậu côvy, không nên chần chừ nữa

Điều hầu hết mọi người thường quan tâm là làm sao nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo trẻ gặp các vấn đề hậu cô vy. Thông tin này mình cũng đọc được trên báo điện tử Vietnamnet, và thấy rất cần thiết, mình sẽ chia sẻ lại bên dưới để mọi người nắm

Điều hầu hết mọi người thường quan tâm là làm sao nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo trẻ gặp các vấn đề hậu cô vy. Thông tin này mình cũng đọc được trên báo điện tử Vietnamnet, và thấy rất cần thiết, mình sẽ chia sẻ lại bên dưới để mọi người nắm rõ về thời điểm cũng như dấu hiệu cần cho trẻ đi khám sau khi âm tính nha hậu cô vít hay không, và triệu chứng và mức độ thế nào?

hình ảnh

Trẻ em nhiễm cô vít thường có triệu chứng nhẹ hơn người lớn. Ảnh minh họa, nguồn: sohu

Theo PGS.TS. Trần Minh Điển – Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương; TS.BS. Phan Hữu Phúc – Viện trưởng Viện Đào tạo và Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em – Bệnh viện Nhi Trung ương và BS Lê Nhật Cường – Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội: Với trẻ em, hậu cô vít là thuật ngữ để chỉ một nhóm triệu chứng tồn tại lâu dài (như mệt mỏi, rối loạn vị giác, đau đầu, ho, khó thở…) mà trẻ gặp phải sau mắc cô vít trong vòng 3 tháng và có ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày của trẻ.

Các triệu chứng này có thể tồn tại từ lúc trẻ nhiễm virus ban đầu hoặc mới xuất hiện sau khi đã âm tính và không do các căn nguyên khác gây ra.

Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng: Con vừa mắc cô vít cấp tính liệu có bị hậu cô vít hay không? Có dự đoán được trẻ nhiễm cô vít sẽ bị hậu cô vít? Và nếu có bị hậu cô vít thì triệu chứng và mức độ thế nào?

Hiện nay, chưa có yếu tố đặc hiệu nào giúp chúng ta tiên đoán trẻ sẽ bị hậu cô vít hay không?. Bởi một trẻ là F0 với mức độ nhẹ cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu của hậu cô vít. Tuy nhiên, nếu một trẻ mắc cô vít cấp tính nguy kịch cần thở máy hoặc chăm sóc ở các đơn vị hồi sức tích cực, thì chắc chắn trẻ sẽ dễ bị mắc hậu cô vít như: các triệu chứng mệt mỏi, yếu cơ…

Theo một số nghiên cứu, trẻ có tình trạng béo phì, có tiền sử bị dị ứng, các bệnh lý mạn tính, trẻ trên 5 tuổi có nguy cơ xuất hiện các triệu chứng của hậu cô vít cao hơn các nhóm trẻ khác.

hình ảnh

Trẻ sẽ được các bác sỹ nhi khoa thăm khám, đánh giá sức khỏe tổng thể, xác định các triệu chứng chính hiện tại. Ảnh minh họa, nguồn: new

Trẻ bị hậu cô vít hay gặp các triệu chứng nào?

Ở trẻ em và trẻ vị thành niên thường biểu hiện các triệu chứng nhiều nhất trên cơ quan thần kinh như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, khứu giác… Trẻ cũng có thể có các biểu hiện rối loạn cảm xúc, kém tập trung, giảm trí nhớ, khó khăn trong học tập.

Các triệu chứng hô hấp mà trẻ nhỏ hay gặp hậu cô vít khác là: Ho kéo dài, đau họng, khó thở… Ngoài ra trẻ có thể gặp các vấn đề hậu cô vít khác như: đau khớp, đau cơ, nặng ngực, hồi hộp đánh trống ngực nữa.

Ngoài ra, hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) sau nhiễm SARS-CoV-2 tuy hiếm gặp nhưng là tình trạng nặng và có thể nguy hiểm đến mạng sống của trẻ, thường xảy ra sau 2-6 tuần mắc virus. Hội chứng này gây tổn thương đa cơ quan như tim, mạch máu và các cơ quan khác khiến tình trạng tiến triển nhanh, trẻ cần nhập viện.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám sau khi nhiễm virus cô vít?

Khi phụ huynh thấy trẻ có các triệu chứng như mô tả ở trên hoặc thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu/triệu chứng nào mà trước khi mắc cô vít trẻ không có thì cần cho trẻ đi khám ngay để kịp thời điều trị.

Cần làm gì để dự phòng hậu cô vít cho trẻ?

Phương pháp duy nhất giúp không xuất hiện hậu cô vít là dự phòng nhiễm SARS-CoV-2 cho trẻ bằng các biện pháp phòng tránh thích hợp và tiêm vắc xin cô vít khi có chỉ định.

Khi trẻ mắc ô vít, cần theo dõi, chăm sóc trẻ theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế và đưa trẻ tới khám, điều trị tại các cơ sở y tế kịp thời.

hình ảnh

Chưa có yếu tố đặc hiệu nào giúp chúng ta tiên đoán trẻ sẽ bị hậu cô vít hay không. Ảnh minh họa, nguồn: news

Theo WHO đánh giá hậu cô vít là tình trạng chưa có căn nguyên xác định, kết hợp nhiều yếu tố bao gồm đặc điểm của virus, yếu tố miễn dịch, di chứng sau điều trị hồi sức tích cực.

Một số tình huống khác cũng có thể gây ra các triệu chứng mới hay tiếp diễn như:

– Virus tồn tại lâu hơn bình thường do phản ứng miễn dịch của trẻ không hiệu quả;

– Tình trạng tái nhiễm (ví dụ bởi 1 chủng khác của virus);

– Thể lực yếu do trẻ thiếu vận động khi ốm;

– Stress hậu sang chấn hoặc di chứng tâm thần khác, đặc biệt ở trẻ có tiền sử lo âu, trầm cảm, mất ngủ, hay bệnh lý tâm thần khác;

– Giảm trao đổi oxy do hậu quả của các cục máu đông dai dẳng; Sự hình thành các kháng thể tự miễn sau nhiễm vi rút.

Tùy theo thời gian kéo dài các triệu chứng, có các thuật ngữ khác nhau, mọi người lưu ý:

– Tình trạng cô vít cấp tính: các triệu chứng xuất hiện trong vòng 4 tuần đầu kể từ ngày mắc đầu tiên.

– Tình trạng cô vít bán cấp/dai dẳng: Các triệu chứng diễn ra từ 4 đến 12 tuần kể từ ngày mắc đầu tiên.

– Tình trạng cô vít mạn tính: Các triệu chứng diễn ra sau 12 tuần kể từ ngày mắc đầu tiên, có thể kéo dài tới 6 tháng.

– Tỷ lệ trẻ em có các triệu chứng dai dẳng sau mắc cô vít khá dao động, tùy theo nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau, ở các lứa tuổi và quần thể khác nhau, cũng như cách xác định thời gian xuất hiện triệu chứng khác nhau.

Và các triệu chứng hay gặp của hậu cô vít ở trẻ em cũng đa dạng và thay đổi, tỷ lệ mắc các triệu chứng cũng khác nhau. Vì thế, hiện nay con số chính xác tỷ lệ mắc hậu cô vít ở trẻ em chưa rõ.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X