F0 truyền tai nhỏ tinh dầu tỏi để diệt virus, nhanh lấy lại khứu giác: BS Trương Hữu Khanh cảnh báo nguy hại

Dân mạng truyền tai nhau cách nhỏ tinh dầu tỏi, dầu mè trị Covid-19 Theo Infonet, chị Đoàn Hải Yến, TP. HCM chia sẻ những ngày tháng khó quen khi hai vợ chồng và hai con cùng bị Covid-19. Chị Yến và chồng đã tiêm 2 mũi vắc xin từ tháng 8. Một hôm, chị

Dân mạng truyền tai nhau cách nhỏ tinh dầu tỏi, dầu mè trị Covid-19

Theo Infonet, chị Đoàn Hải Yến, TP. HCM chia sẻ những ngày tháng khó quen khi hai vợ chồng và hai con cùng bị Covid-19. Chị Yến và chồng đã tiêm 2 mũi vắc xin từ tháng 8. Một hôm, chị đang nấu nướng thì thấy người mệt, đặc biệt là cảm thấy khó thở, khó chịu. Chị bảo chồng ra nhà thuốc mua que test. Kết quả, que test của chị lên 2 vạch. Vẫn chưa tin tưởng vào kết quả này, chị tiếp tục test thêm và vẫn dương tính.

Chị Yến mua 10 que test về test cho cả nhà thì phát cả chồng và hai cũng dương tính. Chị lo lắng vì hai con đều chưa được tiêm vắc xin.

Chị Yến thấy mệt mỏi, sốt, miệng khô, khó thở do ngạt mũi. Mỗi ngày, chị đều lên mạng học cách trị bệnh, đó là xông mũi bằng nước ép tỏi pha loãng. Trước khi xông, có thể nhỏ 1 giọt tinh dầu tỏi vào mũi để dễ thở hơn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bài thuốc dầu mè và tỏi được chị áp dụng cho cả nhà. Riêng chồng chị mất vị giác, khứu giác nên nhỏ tinh dầu tỏi để lấy lại khứu giác.

Chị Yến chia sẻ, gia đình chị dùng là Telynol, vitamin C dạng sửi và chịu khó uống nước chanh gừng mật ong hàng ngày; xông nước lá toàn thân và xông mũi bằng tỏi, dầu mè.

Không chỉ riêng gia đình chị Yến, trên mạng xã hội rất nhiều người chia sẻ về cách xông mũi bằng tỏi, nhỏ tinh dầu tỏi, dầu mè để lấy lại khứu giác.

Chuyên gia nói gì về việc này?

BS Trương Hữu Khanh –Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM, cho biết, việc xông mùi bằng tỏi bỏ vào nước nóng rồi hít lên mũi có thể giúp dễ thở, giải quyết dược tinh thần. Tuy nhiên, tuyệt đối không được nhỏ trực tiếp nước ép tỏi, dầu mè vào mũi vì có thể gây bỏng niêm mạc mũi và cũng không có tác dụng diệt virus như mọi người tưởng.

Bác sĩ Khanh cho biết, những người bệnh không có triệu chứng thì không phải điều trị gì. Sau 5-7 ngày là có thể âm tính. Đối với người có triệu chứng, cần theo dõi nồng độ oxy trong máu. Nếu sốt thì hạ sốt; mệt mỏi thì bổ sung dinh dưỡng, tăng cường vận động nhẹ. Mất khứu giác, vị giác thường là giai đoạn cuối của nhiễm bệnh nên không cần lo lắng. Trường hợp bị mất khứu giác, vị giác thì sau 1-3 tuần có thể lại, người chậm thì mất 1 tháng nhưng không cần thiết phải uống thuốc, xông mũi để lấy lại khứu giác.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X