𝙵𝟶 đ𝚒ề𝚞 𝚝𝚛ị ở 𝚗𝚑à 𝚍ù 𝚊𝚒 𝚗ó𝚒 𝚐ì 𝚌ũ𝚗𝚐 𝚗𝚑ớ ‘𝟷𝟶 𝚔𝚑ô𝚗𝚐’ 𝙱𝚂 𝚍ặ𝚗 để 𝚖𝚊𝚞 𝚔𝚑ỏ𝚎, í𝚝 𝚋ị 𝚗ặ𝚗𝚐 𝚟à 𝚍𝚒 𝚌𝚑ứ𝚗𝚐

Mình thấy tờ Sức khỏe & Đời sống có cảnh báo tới những F0 đang điều trị tại nhà cần tránh, không được làm một số việc để sớm khỏi mà còn tránh nguy cơ bị nặng đột ngột. Cụ thể thì mình chia sẻ ở bên dưới, mọi người xem mà né nha. Lạm

Mình thấy tờ Sức khỏe & Đời sống có cảnh báo tới những F0 đang điều trị tại nhà cần tránh, không được làm một số việc để sớm khỏi mà còn tránh nguy cơ bị nặng đột ngột.

Cụ thể thì mình chia sẻ ở bên dưới, mọi người xem mà né nha.

hình ảnh

Lạm dụng xông có thể gây ra hậu quả đáng tiếc. Ảnh: DV

Không kiêng tắm, không lạm dụng xông

BS. Đinh Thế Tiến (khoa Nội tổng hợp – BV Đa khoa Đức Giang) cho hay: Tiếp nối sởi và thủy đậu thì gần đây nhiều người còn khuyên bệnh nhân cô vít nên kiêng tắm. Nhưng theo BS. Tiến, việc giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn là nền tảng của một cơ thể khỏe mạnh.

Thực tế, có những ‘lời đồn’ như cô vít nặng lên sau một lần tắm gội. Tuy nhiên, điều này không có cơ sở. Miền Bắc đang trong những ngày thời tiết rét đậm rét hại, do đó TS. Tiến lưu ý F0 điều trị tại nhà cần đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ và giữ ấm cơ thể.

Bên cạnh đó, nhiều người còn lạm dụng việc xông lá, xông toàn thân, xông quá lâu. Việc này sẽ gây mất nước nhiều khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Xông nhiều, xông quá lâu cũng khiến niêm mạc hô hấp bị tổn thương. Đây là yếu tố thuận lợi gây bội nhiễm vi khuẩn giai đoạn sau.

Chưa kể, xông cho ra mồ hôi mà lại không tắm khiến vi khuẩn tích tụ trên da. Từ đó làm tăng nguy cơ gây bệnh ngoài da.

Không tích trữ, không tự ý dùng thuốc kháng sinh, kháng virus

Không ít người vừa nhận kết quả hai vạch đã vội vàng tìm mua ngay các loại thuốc như kháng virus, kháng sinh, kháng viêm… Dù rằng, cơ thể chưa có triệu chứng hoặc chỉ triệu chứng nhẹ.

BS. Đồng Phú Khiêm (Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực thuộc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) cho hay: Các thuốc kháng virus dùng không đúng đối tượng không có tác dụng dự phòng nhiễm nặng hay ngăn ngừa biến chứng hậu cô vít sau khi khỏi. Chưa kể, uống quá sớm hoặc không đúng chỉ định sẽ gây tác dụng phụ không mong muốn về sau.

Đặc biệt, thuốc kháng virus Molnupiravir chống chỉ định với F0 dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc có kế hoạch mang thai, người có bệnh lý nền về gan, thận…

Còn thuốc kháng viêm, chống đông, kháng sinh thì theo BS. Khiêm, đây là thuốc điều trị cho người bị nặng, cần nhập viện.

Đồng thời, BS. Khiêm cũng khuyến cáo F0 điều trị tại nhà tuyệt đối không mua, không tích trữ và không dùng thuốc chống viêm, chống đông tùy tiện vì rất nguy hiểm.

hình ảnh

F0 điều trị tại nhà nên hết sức lưu tâm. Ảnh minh họa, nguồn: TL

Không lạm dụng thực phẩm tăng miễn dịch

Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm được quảng cáo là tăng cường miễn dịch, đề kháng. Tuy nhiên, BS. Khiêm cho rằng có rất ít bằng chứng chứng minh rằng nó có tác dụng ngăn ngừa cô vít trở nặng. Nó chưa được chuyên gia ở Việt Nam và trên thế giới hướng dẫn, quản lý điều trị hay dự phòng cho bệnh nhân cô vít.

Vì vậy, ông khuyên mọi người không nên mua, dự trữ và dùng các loại sản phẩm này. Bởi, hiệu quả chưa rõ ràng mà lại còn tốn kém nữa.

Không test liên tục tại nhà

PGS. TS Đỗ Duy Cường (Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai) cho hay: Việc liên tục xét nghiệm cô vít là điều không cần thiết với F0 điều trị tại nhà và các F1. Với F1 mới tiếp xúc với F0 thì chưa cần test ngay vì virus cần có thời gian nhân lên trong cơ thể.

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế thì F1 chỉ cần test 1 lần vào ngày thứ 5 của đợt cách ly (với người đã tiêm ít nhất mũi) hoặc ngày thứ 7 (nếu chưa tiêm hoặc chưa đủ 2 mũi). Ngoài ra, nếu có triệu chứng thì F1 cũng nên test.

F0 điều trị tại nhà cũng không cần test nhiều, chỉ test lại sau 7 ngày vì nồng độ virus chỉ thay đổi ở ngày thứ 7.

hình ảnh

Không cần test quá nhiều. Ảnh minh họa, nguồn: TL

Không dùng máy lạnh trung tâm

Việc dùng máy lạnh trung tâm khi đang là F0 điều trị tại nhà sẽ khiến virus phát tán và lây lan cho những người khác, nhất là với những F0 ở chung cư.

Không rời khỏi phòng khi đang trong thời gian cách ly

Trong thời gian cách ly, F0 cần tuân thủ ở yên trong phòng, có đi lại dọn dẹp hay tập thể dục cũng chỉ gói gọn trong phòng. Bởi, đi ra ngoài sẽ có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho người nhà.

Không dùng chung vật dụng với người khác

F0 nên sử dụng đồ cá nhân riêng để tránh cô vít bám lên và lây lan cho người nhà.

Không ăn uống cùng người khác

Việc tụ tập ăn uống sẽ khiến cô vít từ bạn mà ra môi trường bên ngoài, bám vào đồ ăn, lây ra không khí hay tụ lại ở các bề mặt. Từ đó lây nhiễm cho F1 sống chung nhà.

Không tiếp xúc gần người khác và vật nuôi

Tiếp xúc người khác là điều không nên nhưng nếu bắt buộc thì cần phải dùng khẩu trang và kính chắn giọt bắn, cách xa 2m để tránh lây cô vít cho người khác. Còn với vật nuôi, nếu tiếp xúc gần cũng sẽ có nguy cơ lây cho chúng. Dù rằng giờ vẫn chưa biết vật nuôi có lây ngược trở lại cho người không nhưng đề phòng trước vẫn hơn. Lỡ đâu cô vít nó bám lên da lông vật nuôi, sau đó người lành sờ vào rồi đưa lên mắt, mũi miệng thì có phải là sẽ đưa cô vít vào người không.

Không bỏ bữa, không đợi khát mới uống

Với F0, dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Cơ thể phải được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì mới có sức mà chống lại bệnh. Do đó, dù mệt, chán và mất vị giác không muốn ăn nhưng cũng phải cố ăn, không được bỏ bữa. Đồng thời, uống thêm nhiều nước, có thể dùng nước hoa quả, sinh tố, nước dừa… để thay thế nhưng nhất định không được chờ lúc nào khát mới uống, nhất là những F0 bị sốt hay tiêu chảy.

Đây là những kiến thức mà báo chí đã đăng tải rồi. Tốt nhất F0 nên tuân thủ để sớm khỏe mà cũng là cách để hạn chế lây cho người nhà. Đồng thời còn giảm nguy cơ trở nặng hay gặp thêm các vấn đề liên quan tới sức khỏe khác.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X