F0 7 tuổi ở Tây Ninh nhập viện nguy kịch sau 2 tuần âm tính, tổn thương tim nghiêm trọng

Với tình hình mới, nhiều người chủ quan cho rằng nên xem cô Vít như bệnh thông thường. Tuy nhiên, ảnh hưởng đến trẻ em ở mức độ nào thì chúng ta vẫn chưa thể biết được, do đó cẩn thận vẫn hơn các mẹ ạ. Nhất là khi gần đây xuất hiện các trường

Với tình hình mới, nhiều người chủ quan cho rằng nên xem cô Vít như bệnh thông thường. Tuy nhiên, ảnh hưởng đến trẻ em ở mức độ nào thì chúng ta vẫn chưa thể biết được, do đó cẩn thận vẫn hơn các mẹ ạ. Nhất là khi gần đây xuất hiện các trường hợp trẻ chuyển nặng sau khi hết cô Vít.

hình ảnh

Bé trai ở Lào Cai tràn dịch màng phổi sau 2 tuần âm tính với cô Vít (Ảnh Vietnamnet)

Bữa trước bạn em nó than chứ “Cô Vít ko đáng sợ , hậu cô vít mới đáng sợ , thấy nhiều người bị xong yếu hẳn luôn”. Nó trước đây cũng khá năng động, ăn hữu cơ, sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục đều đặn, vậy mà gần đây cứ than nói chuyện hụt hơi. Mấy chị bạn em nói là trẻ con coi vậy mà khỏe hơn người lớn. Nhiều đứa ốm sốt 1,2 ngày là chạy nhảy tung tăng, cũng không thấy các dấu hiệu hậu cô Vít ở người lớn như rụng tóc, hụt hơi, tay chân run, đau nhức mình mẩy…

Nói vậy chứ vẫn phải đeo khẩu trang, khử khuẩn, rửa tay … như thời bùng dị.ch ấy. Chị chồng em là bác sĩ còn bảo trẻ con nó khỏe đấy nhưng ai biết trước, tốt nhất là nhà nào có trẻ nhỏ từng là F0 thì đi khám sau khi một vạch tầm 10 ngày đến 2 tuần. Còn không thì vẫn phải theo dõi, cho bé ăn đủ chất, khuyến khích trẻ vận động.

Việc này quan trọng lắm nha các mẹ, hôm trước em thấy cũng có vài trường hợp trẻ chuyển nặng sau khi mắc cô Vít, mà toàn các bé nhỏ nhỏ không à. Mới đây nhất là một bé gái mới 7 tuổi thôi, và chuyển nặng sau 2 tuần âm tính, bởi thế không chủ quan được đâu các mẹ à.

Theo trang thông tin của Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP.HCM) thì ngày 3 tháng 4 vừa qua, bệnh viện tiếp nhận bé N.T.K.B (7 tuổi, Tây Ninh). Bé gái đã khỏi cô Vít được 2 tuần và nhập viện trong tình trạng tổn thương tim trầm trọng và cần phải can thiệp ECMO ngay lập tức. Gia đình cho biết bé đã có những triệu chứng bất thường trước khi nhập viện 3 ngày. Ngày đầu tiên bé sốt nhẹ và ho ít, ăn uống kém và nôn 2 lần ra thức ăn, dịch trong, không tiêu lỏng.

Ở ngày thứ hai, bé hạ sốt nhưng lại nôn liên tục 10 lần trong ngày. Bé đã được gia đình đưa đi khám tại phòng khám tư và được chẩn đoán bị rối loạn tiêu hóa. Vào ngày thứ ba, bé bắt đầu tím tái môi, lừ đừ nên gia đình đã quyết định đưa bé đến bệnh viện địa phương. Lúc tới bệnh viện địa phương, bé B. bắt đầu có các triệu chứng nặng hơn như lờ đờ, gồng cơ tay chân, trợn mắt, huyết áp không ổn định. Để bé dễ thở hơn các bác sĩ đã đặt nội khí quản.

hình ảnh

Đã khỏi cô Vít tuần, bé gái 7 tuổi vẫn bị viêm cơ tim nguy kịch (Ảnh SK)

Tuy nhiên, trong thời gian điều trị tại bệnh viện địa phương, tình trạng bé gái 7 tuổi trở nặng sau khi hết cô Vít không những không cải thiện mà còn xuất hiện thêm các triệu chứng nặng hơn. Các bác sĩ quyết định chuyển B tới Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố với chẩn đoán sơ bộ là viêm cơ tim cấp ngày 3 – block nhĩ thất độ III. Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố TP.HCM đã tiếp nhận bé B trong tình trạng bé đã thở máy, người tím tái, mạch nhẹ, tim lờ đờ, men tim và men gan tăng cao.

Tình trạng trẻ diễn tiến nặng, sốc không cải thiện. Do trẻ có xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính nhưng kháng thể kháng SARS-CoV-2 dương tính, bác sĩ quyết định thực hiện kỹ thuật oxy hóa m.áu qua màng ngoài cơ thể bằng phương thức VA ECMO (vốn là kỹ thuật dành cho bệnh nhân suy tim). Ngoài ra, trẻ còn được điều trị tích cực với kháng viêm, kháng đông, điều chỉnh điện giải toan kiềm. Sau 3 ngày được can thiệp ECMO, tình trạng của trẻ cải thiện.

Các bác sĩ cho biết đây là một trong các biểu hiện của hội chứng viêm đa hệ thống có biểu hiện tổn thương tim nặng. Trẻ có thể gặp hội chứng này sau 2-6 tuần khỏi cô Vít. Các vấn đề hậu cô Vít hay cô Vít kéo dài đang là vấn đề nhức nhối của ngành y tế trong thời gian này. Vậy nên phụ huynh cần hết sức lưu ý trong khi chăm sóc trẻ mắc cô Vít, cho dù bé đã âm tính thì vẫn phải theo dõi thường xuyên.

Ngay khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu đáng ngờ, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có hướng điều trị thích hợp. Tuyệt đối không được chủ quan và tự điều trị tại nhà mà phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi thấy các dấu hiệu sau:

– Sốt.

– Đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.

– Thở mệt, rối loạn nhịp.

– Đau đầu, hôn mê, kích thích, co giật, yếu chi.

– Nổi ban da, phù chi.

– Ngủ li bì, bỏ bú, đờ đẫn, không phản ứng (với trẻ sơ sinh)

– Khó thở, cánh mũi phập phồng, rút ​​lồng ngực

hình ảnh

Trẻ nổi ban đỏ là một trong những dấu hiệu cha mẹ cần đặc biệt chú ý. (Ảnh Bệnh viện Nhi Trung ương)

Nếu trẻ được chẩn đoán sớm, phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời thì diễn tiến thường thuận lợi, trẻ phục hồi tốt. Các bác sỹ khuyến cáo, với những trẻ đã mắc cô Vít thì người nhà cần tiếp tục theo dõi sức khỏe của trẻ ít nhất 2-3 tuần, thậm chí là đến tận 2-3 tháng sau đó.

Phụ huynh nên cho trẻ đi khám khi có các biểu hiện bất thường về thể chất và tinh thần như sốt cao liên tục trên 24 giờ; nổi ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc; phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân; rối loạn tiêu hóa…Mặc dù tỷ lệ trẻ mắc hội chứng hậu cô Vít không nhiều song nếu được chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp trẻ phục hồi tốt, tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

 Đặc biệt việc tiêm phòng đối với những trẻ trong độ tuổi chỉ định là giải pháp tốt giúp phòng bệnh cũng như giảm thiểu các nguy cơ biến chứng khi mắc bệnh sau nà

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X