F0 5 tuổi ở Bắc Giang không qua khỏi, bé 2 tuổi Hải Phòng nguy kịch: Để ý dấu hiệu bất thường ở trẻ

Ở thời điểm hiện tại, nhiều địa phương đã cho phép trẻ nhỏ mắc cô Vít được theo dõi ở nhà, thay vì cách lý tập trung như trước đây. Tuy nhiên, người chăm sóc trẻ cần có những kiến thức và được hướng dẫn kỹ càng khi theo dõi bé. Nhất là trẻ ở

Ở thời điểm hiện tại, nhiều địa phương đã cho phép trẻ nhỏ mắc cô Vít được theo dõi ở nhà, thay vì cách lý tập trung như trước đây. Tuy nhiên, người chăm sóc trẻ cần có những kiến thức và được hướng dẫn kỹ càng khi theo dõi bé. Nhất là trẻ ở độ tuổi chưa thể nói sõi, chưa thể biểu đạt được điều mình muốn nói. Trường hợp bé 5 tuổi ở Bắc Giang mới đây nhập viện khi nồng đồ SP02 xuống đến 65%, thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng nguy hiểm.

hình ảnh

Ảnh chụp màn hình Thanh Niên Online

Em đọc trên Thanh Niên Online thì vừa qua, Sở Y tế tỉnh Bắc Giang đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Bắc Giang về trường hợp bệnh nhi 5 tuổi không qua khỏi do mắc cô Vít sau 3 ngày điều trị tại cơ sở y tế. Cụ thể là trường hợp bé gái V.M.A (5 tuổi), trú tại thôn My Điền 3, tỉnh Bắc Giang. Sở Y tế tỉnh Bắc Giang cho biết, ở thời điểm không qua khỏi, bé A. không có tiền sử bệnh gì đặc biệt. Gia đình bé có chú ruột mắc cô Vít và có một khu nhà trọ có nhiều công nhân nhiễm bệnh.

Người nhà cho biết, sáng ngày 4 tháng 3, cháu bé sốt 39 độ C, không ho, cho uống thuốc tự hạ sốt. Đến 6 giờ ngày 5 tháng 3, bé vẫn sốt nhưng còn ngủ nên gia đình không cho uống thuốc gì. Khoảng 8 giờ 30 phút, gia đình không đánh thức được bé tỉnh dậy nên đã đưa đến Trung tâm Y tế huyện Việt Yên cấp cứu và được chuẩn đoán suy hô hấp do nhiễm cô Vít.

Cháu bé được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang trong tình trạng tím tái, li bì, nồng độ ô xy trong máu (SPO2) là 65%, nhịp thở 101 lần/phút, xuất tiết nhiều đờm dãi, mạch quay không bắt được. Em bé Bắc Giang 5 tuổi mắc cô Vít được đặt nội khí quản, thở máy, duy trì 3 loại vận mạch, bù kiềm, truyền huyết tương, kháng sinh chống viêm nhưng tình trạng không cải thiện. Cháu bé được xác định không qua khỏi lúc 9 giờ 35 ngày 7 tháng 3, nguyên nhân do sốc không phục hồi, suy đa tạng và nhiễm cô Vít.

hình ảnh

Ảnh Cổng thông tin Điện tử Bắc Giang

Còn theo báo Sức khỏe và Đời sống thì vừa qua, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng thông tin, đơn vị vừa tiếp nhận 1 ca bệnh hiếm gặp, mắc cô Vít thể nặng, là một bé trai 2 tuổi ở ở Đồng Hòa, quận Kiến An, Hải Phòng. Theo người nhà bệnh nhi, trước khi nhập viện một ngày, cháu P.M.K có triệu chứng sốt cao liên tục (38 – 39.5 độ), không ho, không nôn, không khó thở, vệ sinh cá nhân bình thường và test tại nhà mắc co Vít. Người nhà chỉ cho uống thuốc hạ sốt nhưng không có dấu hiệu đỡ mà mỗi lúc một diễn biến nặng hơn. Cháu bé co giật 1 cơn toàn thân khoảng 3 phút, tinh thần lơ mơ…, người nhà đã đưa ngay vào viện cấp cứu chiều 9/3.

Ngay sau khi nhập viện, bé 2 tuổi được các bác sỹ chẩn đoán Co giật CRNN/ TD viêm não/ nhiễm SARS CoV-2 mức độ nặng. Đến 17 giờ 30 cùng ngày, bé xuất hiện tình trạng hôn mê, trương lực cơ nhiều, da tái nhợt nên được chuyển vào khoa Hồi sức cấp cứu. Tại Khoa Hồi sức cấp cứu, bé P.M.K đươc chẩn đoán Suy hô hấp độ III/ viêm não tối cấp/ theo dõi cơn bão Cytokine/ nhiễm SARS CoV-2 mức độ nguy kịch.

Bệnh nhi được cấp cứu tích cực, an thần, giãn cơ, kháng sinh, chống viêm và lọc máu liên tục. Sau 2 ngày điều trị, bé đã được cai thở máy, dấu hiệu tri giác cải thiện, tỉnh táo, tự nuốt được và hết sốt. Song, diễn biến bệnh vẫn tiên lượng nặng.

hình ảnh

Cháu bé 2 tuổi Hải Phòng nhập viện nguy kịch (Ảnh BVHP)

Qua những ca bệnh trên, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh không được chủ quan khi trẻ con mắc cô Vít, dù thể trạng nhẹ hoặc không triệu chứng. Cha mẹ cần theo dõi, chăm sóc trẻ sát sao kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường ở con mình, tuân thủ chăm sóc trẻ tại nhà theo đúng hướng dẫn về chăm sóc và điều trị mà Bộ Y tế đã ban hành.

hình ảnh

Ảnh Sức khỏe và Đời sống, Cổng thông tin Điện tử Bắc Giang

Có một số dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ em mà cha mẹ cần lưu ý. Đặc biệt phụ huynh nên nhớ rằng trẻ em chưa có kỹ năng trong việc truyền đạt các điều kiện của chúng và những gì chúng cảm thấy. Một số triệu chứng ở trẻ em thường thấy nhất bao gồm suy nhược cơ thể, đau đầu, đau họng, sổ mũi, hắt hơi, sốt và ho. Tuy nhiên nếu có một trong các dấu hiệu dưới đây thì phải nhập viện ngay:

– Cổ cứng, có một mối lo ngại dẫn đến viêm màng não;

– Phát ban trên da;

– Mắt nhạy cảm với ánh sáng;

– Co giật

– Tay và chân lạnh, có thể là dấu hiệu của mất nước hoặc sốc;

– Nhợt nhạt, hơi xanh;

– Lờ đờ hoặc không như bình thường;

– Buồn ngủ và khó thức dậy, có thể là do hệ thống thần kinh trung ương bị rối loạn;

– Khóc liên tục, bồn chồn, mất ý thức;

– Khó thở, bỏ bú

– Không phản ứng, một dấu hiệu của rối loạn não bộ;

– Không thèm ăn;

– Không muốn thực hiện các hoạt động như bình thường.

Những dấu hiệu nguy hiểm của cô Vít ở trẻ nói trên có thể dẫn đến hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (MIC-C). MIS-C là tình trạng các cơ quan khác nhau của cơ thể bị viêm như tim, phổi, não, thận, da, mắt và đường tiêu hóa. Cho đến nay, nguyên nhân chính xác của MIS-C vẫn chưa được biết đến. Hiện nay trẻ dưới 11 tuổi vẫn chưa được tiêm vắc xin, vì vậy phụ huynh cần thận trọng để bảo vệ trẻ.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X