Đừng nghĩ tiêm đủ 2 mũi rồi mà ‘tung tăng’, chuyên gia nói: Vẫn có thể nhiễm nCoV và chuyển nặng

Tại Hà Nội, liên tục có thông báo tìm người và số ca cộng đồng cứ lên ‘áo ào’. Điển hình như ngày hôm qua (7/11) đã ghi nhận 81 ca trong đó có quá nửa (45 ca) là ca cộng đồng. Chỉ có điều, nhìn cách sống của nhiều người dân bây giờ thì

Tại Hà Nội, liên tục có thông báo tìm người và số ca cộng đồng cứ lên ‘áo ào’. Điển hình như ngày hôm qua (7/11) đã ghi nhận 81 ca trong đó có quá nửa (45 ca) là ca cộng đồng.

Chỉ có điều, nhìn cách sống của nhiều người dân bây giờ thì dường như không thấy sợ hãi hay sao ấy. Nhìn những cảnh mọi người cuối tuần tụ tập đi cắm trại ở công viên, rồi chen chúc nhau đi thử đường sắt Cát Linh – Hà Đông… là đủ thấy. Một trong những lí do đầu tiên là do tâm lý chủ quan vì nghĩ mình đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin rồi, ‘có nhiễm cũng không sao’

Thế nhưng mà mọi người ơi, hai mũi vắc xin nó chỉ làm giảm khả năng nhiễm, trở nặng và qua đời thôi. Là giảm chứ không phải không có, chủ quan có ngày hối hận không kịp đấy.

Điều này mình vừa đọc được trên tờ Infornet đó. Vì thế, mong rằng mọi người hãy có ý thức hơn, virus nó chưa từng biến mất đâu mà vẫn còn ‘len lỏi’ trong cộng đồng. Nếu chúng ta không có ý thức phòng thì nó sẽ lây lan cho người khác đó.

hình ảnh

BS. Nguyễn Văn Vĩnh Châu. Ảnh: SK&ĐS

Hà Nội cần đánh giá lại tình hình người tiêm đủ vẫn nhiễm virus ở mức độ nào

Tính từ 4/11 đến nay, số ca mắc mới trong cộng đồng của Hà Nội tăng vọt. Mỗi ngày có xấp xỉ 50 ca nhiễm, thậm chí có những ngày còn nhiều hơn.

Trước tình hình như hiện nay, PGS. TS Trần Đắc Phu (Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng: Bây giờ, Hà Nội cần đánh giá việc người dân đã tiêm rồi vẫn bị nhiễm ở mức độ nào, tỷ lệ trở nặng ra sao. Từ đó để có kế hoạch, phương án phòng, chống sự lây lan của virus tương ứng.

Nói về vấn đề này, TS. Nguyễn Văn Thường (GĐ BV Đa khoa Đức Giang – bệnh viện duy nhất ở Hà Nội được giao tiếp nhận bệnh nhân nCoV chuyển nặng trên địa bàn thành phố) cho biết: Hiện, vẫn chưa thể đánh giá được.

Theo ông, việc người dân tiêm mũi 1, thậm chí đủ cả mũi 2 vẫn nhiễm virus và lây cho người khác. Tuy nhiên, có điều chắc chắn là tỷ lệ qua đời, tỷ lệ trở nặng sẽ giảm. Song, giảm bao nhiêu thì chưa có thống kê do hiện nay bệnh nhân vẫn đang nằm viện. Theo nhận định sơ bộ của ông Thường thì có vẻ tỷ lệ trở nặng giảm rất nhiều. Còn để khẳng định chắc chắn rằng giảm bao nhiêu thì cần chờ thêm 1 tuần nữa mới biết được.

hình ảnh

Tiêm vắc xin rồi vẫn phải tuân thủ phòng chống nhé mọi người, ảnh minh họa, internet

Dù tiêm đủ 2 mũi thì khả năng trở nặng thậm chí là qua đời vẫn có

Ông Thường khẳng định: Tình huống đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin vẫn trở nặng thậm chí qua đời là hoàn toàn có. ‘Chẳng hạn, trước kia thế giới là 5% nặng thì bây giờ giảm xuống 1% chứ không phải là không có’.

Một nghiên cứu cũng được các nhà khoa học của ĐH Yale (Mỹ) công bố vào tháng 9. Theo đó, họ tiến hành nghiên cứu với khoảng 1.000 người nhiễm virus phải nhập viện từ tháng 3 – tháng 7 năm nay. Kết quả chỉ có 54 ca đã tiêm đủ liều, trong đó 14 ca bị nặng với độ tuổi trung bình là 80 và nhìn chung đều có bệnh nền như tim mạch, thừa cân, tiểu đường và một số bệnh về phổi.

Theo ông Huyng Chun – tác giả nghiên cứu cho hay: Đa số bệnh nhân đã tiêm đầy đủ sẽ có triệu chứng nhẹ. Ông đánh giá, đây là nghiên cứu có vai trò quan trọng trong việc giúp mọi người hiểu được đâu là yếu tố làm tăng nguy cơ bị nặng do virus ở người đã tiêm đủ.

Vì vậy, TS. Thường nhấn mạnh: Người dân dù đã tiêm đủ 2 mũi vẫn cần phải tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng virus.

Về vấn đề này, BS. Nguyễn Văn Vĩnh Châu (PGĐ Sở Y tế TP. HCM) cho hay: Theo khảo sát 2 ngày trước của Sở Y tế TP. HCM trên nhóm F0 mới nhập viện cho thấy: 86% bệnh nhân đã tiêm 1 hoặc 2 mũi phải vào viện thuộc tầng 2 (các F0 từ nhẹ, trung bình đến nặng có kèm hoặc không kèm bệnh lý nền). Có 14% bệnh nhân còn lại là người chưa tiêm vắc xin, 90% trong số này là dưới 18 tuổi. Họ là F0 mới được phát hiện tại các khu công nghiệp, khu cách ly tập trung trên địa bàn thành phố.

Một khảo sát khác được thực hiện hồi giữa tháng 10 ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (nơi điều trị bệnh nhân nặng thuộc tầng 3) cho thấy: 45% trong tổng số 349 bệnh nhân ở mức độ nhẹ, còn lại là nặng cần phải thở oxy, thở máy không xâm lấn, xâm lấn và ECMO.

Kết quả so sánh giữa 2 nhóm bệnh nhẹ và nặng với tiêu chí đã tiêm và chưa tiêm vắc xin. Kết quả, nhóm chưa tiêm có 74% F0 bị nặng và 26% bị nhẹ. Còn nhóm đã tiêm (có thể 1 hoặc 2 mũi) thì có 40% bị nặng và 60% F0 nhẹ. Trong đó, tỷ lệ những người đã tiêm một mũi thì 49% bị nặng còn người đã tiêm 2 mũi thì chỉ có 12% bị nặng.

Tiến hành phân tích sâu hơn ở nhóm bệnh nặng cho kết quả: Nhóm đã tiêm 2 mũi thì có 1 trường hợp cần thở máy xâm lấn và 5 ca phải thở oxy. Còn nhóm đã tiêm 1 mũi thì có 10 ca phải thở máy xâm lấn. Nhóm chưa tiêm có 51 trường hợp phải thở máy xâm lấn và 3 ca ECMO.

BS. Châu nói rằng: Khảo sát này chỉ ở quy mô ở một bệnh viện chuyên khoa của thành phố chứ không đại diện cho toàn bộ thông tin về vắc xin và bệnh nặng.

Dù vậy, ông cũng đánh giá: Kết quả này xác nhận lại thông tin mà y văn thế giới đã khẳng định nếu tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng thì khả năng bảo vệ tốt hơn và tỷ lệ trở nặng khi nhiễm sẽ giảm đáng kể.

Tuy nhiên, vị PGĐ Sở Y tế TP. HCM khuyến cáo rằng tiêm rồi vẫn có thể bị bệnh thậm chí là trở nặng và qua đời nếu không điều trị kịp thời. Chỉ là tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với không tiêm mà thôi. Vậy nên, dù tiêm đủ người dân vẫn cần tuân thủ 5K.

Từ những thông tin mà báo chí đã đăng tải thì có thể thấy rằng vắc xin đúng là có vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta về cuộc sống bình thường mới, ngăn chặn virus. Song, nó không hề hoàn hảo nên vẫn tồn tại % trở nặng và qua đời như bình thường dù % đó nhỏ thôi. Song, mọi người vẫn cần phải chú ý, tuân thủ quy tắc 5K để bảo vệ bản thân và gia đình, cộng đồng nhé.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X