Dùng chung khăn tắm, 2 vợ chồng cùng bị nhiễm virus HPV: Đây là 5 vật dụng cá nhân không được “chung đụng”

Hai vợ chồng cùng nhiễm virus HPV do dùng chung khăn tắm Chị Lý và chồng cùng 27 tuổi. Họ kết hôn được 2 năm. Một vài tuần trước, chị phát khiên vùng quanh hậu môn có nổi mụn đỏ. Lúc đầu chị chỉ nghĩ mình bị dị ứng. Tuy nhiên sau đó chị phát

Hai vợ chồng cùng nhiễm virus HPV do dùng chung khăn tắm

Chị Lý và chồng cùng 27 tuổi. Họ kết hôn được 2 năm. Một vài tuần trước, chị phát khiên vùng quanh hậu môn có nổi mụn đỏ. Lúc đầu chị chỉ nghĩ mình bị dị ứng. Tuy nhiên sau đó chị phát hiện chồng cũng gặp tình trạng tương tự. Mụn càn ngày càng nhiều và to hơn trước.

Hai vợ chồng sau đó đã đến bệnh viện để kiểm tra. Kết quả cho thấy hai người bị nhiễm virus HPV. Trong đó, chị Lý bị nhiễm nhiều loại bao gồm cả HPV 16 và 18.

HPV 16 và 18 được coi là virus nguy hiểm nhất vì chúng có thể nhiễm sâu vào tử cung và gây ra những tổn thương nghiêm trọng, làm các tế bào phát triển bất thường, sinh ra khối u ác tính.

Sau khi kiểm tra kỹ, bác sĩ phát hiện cổ tử cung của chị Lý đã có những tổn thương nhất định.

Dùng chung khăn tắm, 2 vợ chồng cùng bị nhiễm virus HPV: Đây là 5 vật dụng cá nhân không được chung đụng - BAAO.VN

Ảnh minh họa

Các nốt mụn đỏ mà chị Lý và chồng gặp phải không phải là dị ứng. Chúng do virus HPV gây nên, gọi là sùi mào gà (pointed condyloma).

Hai vợ chồng đều bị nhiễm HPV và sùi mào gà do sử dụng chung khăn tắm.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, virus HPV không chỉ lây qua đường tình dục mà việc vệ sinh không sạch sẽ cũng có thể làm lây truyền virus từ người này sang người khác. Dùng chung khăn tắm và các vật dụng cá nhân khác làm tăng cơ hội lây nhiễm chéo.

5 vật dụng cá nhân không nên dùng chung

Khăn tắm, khăn mặt

Khăn là môi trường cực kỳ lý tưởng cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi, đặc biệt là ở những gia đình có thói quen treo khăn tắm, khăn mặt trong phòng tắm, nhà vệ sinh – nơi có độ ẩm cao.

Khi khăn có mùi hôi, đích thị nó đã bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Những chiếc khăn này có thể gây bệnh cho người sử dụng.

Ngoài việc không dùng chung khăn tắm, khăn mặt, sau mỗi lần sử dụng, chúng ta cần giặt chúng sạch sẽ và luôn phơi ở nơi thoáng mát.

Tai nghe

Tai nghe có thể trở thành vật trung gian lây truyền bệnh từ người này sang người khác. Nguy cơ sẽ tăng lên nhiều nếu bạn sử dụng tai nghe khi tập luyện thể dục thể thao. Nhiệt và độ ẩm phát sinh trong quá trình vận động sẽ đẩy nhanh quá trình sinh sôi của vi khuẩn.

Khi dùng chung tai nghe, các loại vi khuẩn như streptococcus và staphylococcus có nguy cơ xâm nhập vào tai và gây nhiễm trùng, mụn nhọt và mụn mủ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bánh xà phòng

Một lượng lớn vi sinh vật luôn bao quanh bánh xà phòng sau mỗi lần sử dụng. Đặc biệt là đối với những loại đặt trong đĩa và bị ẩm ướt. Môi trưởng có độ ẩm cao là nơi lý tưởng cho vi khuẩn, nấm và virus phát triển. Cách tốt nhất là hãy dùng xà phòng dạng lỏng.

Son dưỡng môi

Dưới bề mặt môi cũng có các mạch máu nên vi khuẩn, virus có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu môi bị xước hoặc có vết thương hở. Sử dụng chung son môi, son dưỡng là con đường lây truyền virus herpes từ người này sang người khác.

Bông tắm

Một chiếc bông tắm thường không có đủ thời gian để khô hoàn toàn giữa các lần sử dụng do đó nó là môi trường lý tưởng cho các loại vi sinh vật sinh sôi, nảy nở. Do đó, hãy để bông tắm ở nơi thoáng mát sau mỗi lần sử dụng, thường xuyên thay mới bông tắm và tuyệt đối không dùng chung với người khác.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X