Điều cần biết khi tiêm vắc xin Pfizer, AstraZeneca và Moderna: Có sự khác biệt, mọi người cần chú ý

Những lưu ý khi tiêm vắc xin AstraZeneca, Pfizer và Moderna Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, vắc xin AstraZeneca tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên, kể cả người mắc bệnh nền. Các đối tượng như phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người nhiễm HIV, người trên 65 tuổi…

Những lưu ý khi tiêm vắc xin AstraZeneca, Pfizer và Moderna

dieu-can-biet-ve-vac-xin-astrazeneca-pfizer-va-moderna-06

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, vắc xin AstraZeneca tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên, kể cả người mắc bệnh nền. Các đối tượng như phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người nhiễm HIV, người trên 65 tuổi… đều có chỉ định tiêm. Lịch tiêm gồm 2 mũi, cách nhau 12 tuần. Mỗi liều 0,5ml, tiêm bắp. Sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, cần cách tối thiểu 14 ngày trước khi tiêm vắc-xin khác.

Vắc xin Pfizer hiện được chỉ định cho người từ 18 tuổi trở lên. Độ tuổi được chỉ định tiêm sẽ được cập nhật theo nguồn lực vắc xin của Việt Nam. Đường tiêm là tiêm bắp với liều lượng 0,3 ml. Lịch tiêm: 2 mũi cách nhau từ 3 đến 4 tuần.

Vắc xin Moderna cũng tiêm cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên với liều lượng 0,5ml, tiêm bắp. Hai mũi tiêm cách nhau 1 tháng (28 ngày). Hiện nhà sản xuất khuyến cáo mỗi đối tượng được tiêm tối đa 2 mũi. Cẩn trọng khi chỉ định tiêm chủng cho các đối tượng có tiền sử viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim.

Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các cá nhân không nên trộn và kết hợp vắc-xin Covid-19 từ các nhà sản xuất khác nhau, tốt nhất nên tiêm cùng một loại vắc-xin.

WHO và Bộ Y tế Việt Nam hiện chỉ chấp thuận vắc xin Pfizer có thể sử dụng như liều thứ hai sau liều ban đầu của vắc xin AstraZeneca nếu như vắc xin AstraZeneca không có sẵn để tiêm mũi thứ hai.

Phản ứng sau tiêm của 3 loại vắc-xin Covid-19

Phản ứng sau tiêm của vắc xin Pfizer

dieu-can-biet-ve-vac-xin-astrazeneca-pfizer-va-moderna-01

Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, những phản ứng bất lợi thường gặp nhất ở trẻ vị thành niên từ 12 đến 15 tuổi sau khi tiêm vắc xin Pfizer là đau tại vị trí tiêm (>90%), kiệt sức và đau đầu (> 70%), đau cơ và ớn lạnh (> 40%), đau khớp và sốt (> 20%).

Các phản ứng bất lợi ở những người tham gia từ 16 tuổi trở lên sau khi tiêm vắc xin Pfizer là đau tại vị trí tiêm (> 80%), kiêṭ sức (> 60%), đau đầu (> 50%), đau cơ và ớn lạnh (> 30%), đau khớp (> 20%), sốt và và thường có cường độ nhẹ hoặc vừa và khỏi trong vòng một vài ngày sau khi tiêm vắc xin. Tần suất của các biến cố sinh phản ứng hơi thấp hơn ở lứa tuổi cao hơn.

Các phản ứng ít gặp (≥ 1/1.000 đến < 1/100) bao gồm: Nổi hạch; các phản ứng quá mẫn như phát ban, ngứa, ban, mày đay, phù mạch; mất ngủ; đau chi; khó chịu; ngứa tại vị trí tiêm

Phản ứng sau tiêm của vắc xin AstraZeneca

dieu-can-biet-ve-vac-xin-astrazeneca-pfizer-va-moderna-02

Cũng theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, các phản ứng ngoại ý thường được ghi nhận là nhạy cảm đau chỗ tiêm (> 60%); đau chỗ tiêm, nhức đầu, mệt mỏi (> 50%); đau cơ, khó chịu (> 40%); sốt, ớn lạnh (> 30%); và đau khớp, buồn nôn (> 20%). Phần lớn các phản ứng ngoại ý ở mức độ nhẹ đến trung bình và thường hết vài ngày sau khi tiêm. Đến ngày thứ 7, tỷ lệ các đối tượng có ít nhất một phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân lần lượt là 4% và 13%. Các phản ứng ngoại ý được báo cáo sau liều thứ hai nhẹ hơn và ít xảy ra hơn so với khi tiêm liều đầu tiên.

Các phản ứng ít gặp (≥ 1/1.000 đến < 1/100) bao gồm: Nổi hạch; giảm cảm giác thèm ăn; chóng mặt; đau bụng; tăng tiết mồ hôi; ngứa tại vị trí tiêm.

So với vắc-xin AstraZeneca, phản ứng đau tại chỗ, mệt mỏi sau tiêm vắc xin Pfizer nhiều hơn. Tuy nhiên, các triệu chứng như sốt, rối loạn tiêu hóa sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca nhiều hơn so với vắc xin Pfizer.

Biến chứng thuyên tắc huyết khối kèm theo giảm tiểu cầu sau khi tiêm có thể xảy ra khi tiêm một trong hai loại vắc xin. Với vắc xin AstraZeneca, tỷ lệ xuất hiện biến chứng thuyên tắc huyết khổi kèm giảm tiểu cầu là 4,6/1 triệu liều tiêm thứ nhất; với vắc xin Pfizer, tỷ lệ này là 0,2/1 triệu liều tiêm thứ nhất.

Phản ứng sau tiêm của vắc xin Moderna

dieu-can-biet-ve-vac-xin-astrazeneca-pfizer-va-moderna-03

Theo Tuổi Trẻ, TS BS Nguyễn Huy Luân – đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, vắc xin Moderna là vắc xin RNA thông tin (mRNA), tương tự như vắc xin Pfizer. Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cho thấy, tỉ lệ các phản ứng bất lợi sau tiêm của Moderna cho người từ 18 tuổi trở lên cao hơn khoảng 10% so với vắc xin Pfizer.

Cụ thể, đau tại chỗ tiêm (92%), mệt mỏi (70%), nhức đầu (64,7%), đau cơ (61,5%), đau khớp (46,4%), ớn lạnh (45,4%), buồn nôn/nôn (23%), sưng/đau ở nách (19,8%), sốt (15,5%), sưng tại chỗ tiêm (14,7%), và ban đỏ tại chỗ tiêm (10%). Hầu hết các phản ứng bất lợi sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong vòng một vài ngày sau khi tiêm vắc xin.

Các phản ứng bất lợi nặng như phản ứng phản vệ, viêm cơ tim, huyết khối giảm cầu có xảy ra sau khi tiêm vắc xin Moderna nhưng rất hiếm gặp.

Người có bệnh mãn tính có thể tiêm vắc xin của Pfizer và Moderna?

dieu-can-biet-ve-vac-xin-astrazeneca-pfizer-va-moderna-05

Các đối tượng có bệnh lý có bệnh nền, bệnh mạn tính (như rối loạn đông máu, tăng huyết áp, thoái hoá khớp…) được điều trị ổn định phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng vắc xin Covid-19 tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.

Không được tự ý ngừng thuốc đang điều trị vì lý do tiêm vắc xin Covid-19. Ngày đi tiêm vắc xin, người dân cần đem toa thuốc và bệnh án đang điều trị để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

BÀI LIÊN QUAN
X