Đi làm về, bố mẹ phát hiện con 10 tuổi bất động trong phòng tắm, tay vẫn cầm vòi sen đang chảy

Vụ việc ngay ở Hà Nội chứ không phải đâu xa xôi nhé. Mình vừa thấy trên báo chí vừa chia sẻ câu chuyện đau lòng về một bé trai 10 tuổi ở Hà Nội, bé được phát hiện nằm bất động trong nhà tắm mà bố mẹ đi làm về mới biết. Thương quá các mẹ ạ.

Giờ mình chia sẻ câu chuyện này để mọi người cảnh giác nha.

Ở nhà một mình, bé trai 10 tuổi ‘ra đi’ trong nhà tắm nghi do rò rỉ điện

Sự việc đau lòng vừa được bác sĩ Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ để cảnh báo tới mọi người. Bé trai xấu số này được bố mẹ phát hiện nằm bất động trong nhà tắm nên được đưa vào bệnh viện.

Bố mẹ bé nói rằng, hôm 27/10 bố mẹ đi làm nên bé ở nhà một mình. Đến chiều về nhà thì thấy con nằm bất động trên nền nhà tắm, tay đang cầm vòi hoa sen còn đang chảy nước.

Lúc này, bé đã trong tình trạng tím tái toàn thân, ngừng thở, ngừng tim, gọi hỏi không đáp lại, bố mẹ bé cũng đã ép tim cho con nhưng không thay đổi được gì.

Sau đó bé được quấn khăn quanh người và đưa vào bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Khi vào viện, bé đã trong tình trạng hôn mê sâu, tím tái toàn thân, ngừng thở trong thời gian dài, không thể bắt mạch, SpO2 không thể đo, đồng tử 2 bên giãn.

Các bác sĩ ngay lập tức cũng đã tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn nhưng không hiệu quả.

Bố mẹ bé cũng nói với bác sĩ rằng, trước đó họ sờ vào vòi hoa sen trong nhà tắm đã có cảm giác tê tê ở tay, cũng nghi điện hở, nhưng chưa kịp sửa thì không ngờ xảy ra sự việc đáng tiếc này.

Nhà tắm là nơi dễ xảy ra sự cố điện giật nếu chủ quan

Nhà tắm là nơi dễ xảy ra sự cố điện giật nếu chủ quan. Ảnh minh họa/Nguồn: QQ

Đây không lần đầu tiên xảy ra sự cố do bị điện giật khi tắm bằng bình nóng lạnh. Sự cố đau lòng này một lần nữa cảnh báo nguy cơ khi sử dụng thiết bị điện trong phòng tắm, nhất là vào mùa đông.

Các bác sĩ khuyến cáo, để an toàn thì trước khi tắm mọi người bật bình nóng lạnh trước khoảng 30 phút, rồi tắt trước khi tắm. Với các bé khi tắm hay sử dụng các thiết bị điện trong nhà cần có người lớn ở nhà, đề đề phòng các trường hợp nguy hiểm mà trẻ không thể tự xử lý.

Ngoài ra, các công tắc điện trong nhà tắm cần được lắp đặt cao để không bị dính nước. Cũng cần thường xuyên kiểm tra sự an toàn của thiết bị này. Nếu phát hiện các thiết bị bị rò điện thì cần xử lý sớm tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Bác sĩ Vũ Tưởng Lân, khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cũng từng cảnh báo rằng, các sự cố điện giật trong nhà không chỉ nguy cơ từ bình nóng lạnh khi mọi người bước vào nhà tắm.

hình ảnh

Nhiều vụ việc đáng tiếc tương tự từng xảy ra, Ảnh minh họa, Nguồn: Sina

Thực tế nó còn từ sự bất cẩn khi dùng dao kéo cắt dây điện khi dây đang nối với nguồn điện, dùng vật kim loại chọc vào ổ điện, dùng răng cắn vỏ dây điện, các ổ điện đặt thấp trong tầm với của trẻ em… Nên nhà có trẻ nhỏ sự cố này có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu bố mẹ lơ là, không để ý con.

Bác sĩ Vũ Tưởng Lân cho biết, nếu không xử lý kịp thời, người bị điện giật có thể bị rối loạn nhịp tim và ‘đi’ nhanh. Các bước sơ cứu cần thực hiện khi có sự cố điện giật như sau:

Đầu tiên phải ngắt cầu dao điện càng nhanh càng tốt. Sau đó gọi c ấp cứu và gọi báo cho điện lực gần nhất.

Tiếp theo là tự cách điện cho mình bằng cách đứng lên vật cách điện, mọi người hãy dùng các vật dụng cách điện như cây khô, cây nhựa hay thanh tre…. để gạt dây điện hoặc tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Nhớ nhé, cái này rất quan trọng vì bảo vệ bản thân mình khỏi nguy cơ điện giật thì mới cứu được người khác.

Khi thấy bản thân an toàn rồi thì kiểm tra chấn thương cho người bị điện giật, ưu tiên những vị trí trọng yếu như đầu, cổ. Nếu người gặp nạn bất tỉnh, không thở hoặc thở yếu thì nên tiến hành hô hấp nhân tạo, nhấn tim cho đến khi họ thở lại.

Lưu ý là chỉ vận chuyển người gặp nạn đến cơ sở y tế khi đã c ấp cứu ổn định, và cũng cố gắng không để họ bị lạnh run. Sau đó thì băng, che phủ vùng bị bỏng với băng vô trùng hoặc quần áo sạch. Nhớ là không được dùng chăn mền hay khăn lau vì các chất liệu sợi thưa có thể dính vào vết bỏng.

Sau khi sơ cứu xong, bệnh nhân có ổn hay không cũng đều phải đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra xem họ bị ảnh hưởng ra sao khi bị điện giật nha.

Như đã nói ở trên thì sự cố điện giật đã xảy ra rất nhiều, từ các thiết bị dễ gây rò rỉ điện như bình nóng lạnh, hay các thiết bị điện phổ biến trong nhà như ấm đun nước, quạt điện hay ổ điện.

Nhất là gia đình có trẻ nhỏ, cần hướng dẫn và quan sát các bé thật kỹ, cũng đừng chủ quan khi có dấu hiệu rò rỉ điện trong nhà, tránh để xảy ra sự cố đáng tiếc như câu chuyện báo chí vừa chia sẻ ở trên nhé các mẹ.

Theo WTT Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://www.webtretho.com/p/di-lam-ve-bo-me-phat-hien-con-10-tuoi-bat-dong-trong-phong-tam-tay-van-cam-voi-sen-dang-chay
BÀI LIÊN QUAN
X