Đem lòng yêu say đ.ắ.m vị thiền sư, công chúa triều Nguyễn gánh số phận b.i t.h.ương

Ngôi chùa Đại Giác thuộc thôn Bình Hoàng, xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa, Đồng Nai là nơi chứng kiến một câu chuyện tình b.i ai và đáng thương nhất trong hoàng triều Việt Nam. Câu chuyện của nàng công chúa triều Nguyễn tài sắc vẹn toàn yêu đơn phương và quyết theo đuổi bóng

Ngôi chùa Đại Giác thuộc thôn Bình Hoàng, xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa, Đồng Nai là nơi chứng kiến một câu chuyện tình b.i ai và đáng thương nhất trong hoàng triều Việt Nam.

Câu chuyện của nàng công chúa triều Nguyễn tài sắc vẹn toàn yêu đơn phương và quyết theo đuổi bóng hình của vị Thiền sư đáng kính – Liễu Đạt Thiệt Thành khi nhắc đến vẫn khiến không ít người thổn thức, xót xa. Vì yêu điên cuồng và mong muốn được ở cạnh người mình yêu đã khiến nàng công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh và vị Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành rơi vào t.h.ảm k.ịch đ.au buồn.

 
Tình yêu đơn phương của nàng công chúa Ngọc Anh triều Nguyễn được xem là bi ai và đáng thương nhất trong hoàng tộc Việt. (Ảnh minh họa: Pinterest)Tình yêu đơn phương của nàng công chúa Ngọc Anh triều Nguyễn được xem là bi ai và đáng thương nhất trong hoàng tộc Việt. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Nàng công chúa tài sắc vẹn toàn, am hiểu uyên thâm về Phật học

Vua Gia Long cùng gia quyến trong những năm tháng trốn chạy khỏi sự truy đuổi của quân đội Tây Sơn đã có thời gian trú ngụ tại ngôi chùa Đại Giác. Nàng công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh – vị hoàng nữ thứ ba nổi tiếng xinh đẹp, tài sắc của nhà vua triều Nguyễn đã xin phép cha được xuất gia và quy y cửa Phật tại ngôi chùa này.

 
Công chúa Ngọc Anh là người con gái sở hữu nhan sắc xinh đẹp, tài năng lại còn thông thạo, am hiểu về Phật pháp. (Ảnh minh họa: Comic Withouse )
Công chúa Ngọc Anh là người con gái sở hữu nhan sắc xinh đẹp, tài năng lại còn thông thạo, am hiểu về Phật pháp. (Ảnh minh họa: Comic Withouse )

 
Là con gái của vua nhưng công chúa Ngọc Anh thích đi chùa lễ Phật và không muốn bị cuốn vào cuộc chiến tranh giành quyền lực. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Là con gái của vua nhưng công chúa Ngọc Anh thích đi chùa lễ Phật và không muốn bị cuốn vào cuộc chiến tranh giành quyền lực. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Sau khi triều Tây Sơn sụp đổ, vua Gia Long lên ngôi và viết thư triệu hồi công chúa Ngọc Anh về kinh. Không thể cãi lệnh vua cha, nàng công chúa quyết định trở về kinh thành nhưng lại lưu luyến chốn thanh tịnh nơi cửa Phật nên đã nhất quyết không lấy chồng mà ở vậy để đi tu tại hoàng cung.

 
Trở về cung, theo lệnh vua cha nhưng vì quyến luyến chốn thanh tịnh nơi cửa Phật nên nàng công chúa quyết ở vậy không lấy chồng. (Ảnh minh họa: I.G)Trở về cung, theo lệnh vua cha nhưng vì quyến luyến chốn thanh tịnh nơi cửa Phật nên nàng công chúa quyết ở vậy không lấy chồng. (Ảnh minh họa: I.G)

Đem lòng đơn phương vị Thiền sư đức cao vọng trọng, tạo nên mối nghiệt duyên oan trái

Duyên số quả là kỳ lạ, dù đã một lòng quy y cửa Phật nhưng nàng công chúa lại không thoát khỏi được lưới tình. Hoàng nữ của Gia Long đế, hoàng cô của vua Minh Mạng lúc bấy giờ đem lòng cảm mến vị Thiền sư nổi danh đức độ và uyên bác đất phương Nam – Liễu Đạt Thiệt Thành. Trong một lần đến kinh đô Huế làm tăng chùa Thiên Mụ và giảng dạy Phật pháp cho hoàng tộc, vị Thiền sư đã có cơ hội gặp mặt công chúa Ngọc Anh và khiến nàng đem lòng say đắm sâu sắc.

Công chúa Ngọc Anh và mối tình đơn phương bi ai cõi hoàng tộc

Công chúa Ngọc Anh đem lòng yêu mến Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành bất chấp ông là người của nhà Phật. (Ảnh minh họa: Twitter)

Càng tiếp xúc càng lún sâu vào lưới tình, dù biết Thiền sư là người của Phật nhưng không dưới một lần, công chúa Ngọc Anh đề nghị Liễu Đạt Thiệt Thành phá giới để kết duyên cùng người. Trước tình cảm sâu nặng, cấm kỵ của nàng công chúa tài sắc, vị Thiền sư vô cùng khổ tâm và quyết dùng mọi cách để khiến công chúa hồi tâm chuyển ý bằng cách giảng dạy Phật pháp, mong nàng sớm tỉnh ngộ nhưng vô dụng.

Trước tình cảnh rối rắm này, vị Thiền sư đã quyết định tránh mặt công chúa, mong nàng sớm nguôi ngoai. Ông tìm cách xin nhà vua lúc bấy giờ của triều Nguyễn – cháu trai của công chúa Ngọc Anh – Minh Mạng về chùa Từ Ân tại Gia Định làm trụ trì và được chấp thuận.

 
Trước tình cảm sâu nặng của công chúa, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành nhất quyết từ chối. (Ảnh minh họa: Pinterest)Trước tình cảm sâu nặng của công chúa, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành nhất quyết từ chối. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Mối tình đơn phương dẫn đến bi kịch đau thương

Cũng theo Thanh Niên, kể từ khi Thiền sư rời khỏi kinh thành, công chúa Ngọc Anh trở nên u uất không thiết ăn uống. Trước tình cảnh đau khổ của Hoàng cô – công chúa Ngọc Anh, vua Minh Mạng đã đồng ý để nàng đến chùa Từ Ân để cúng dường, thỏa lòng thành tâm với Phật. Biết tin công chúa Ngọc Anh đến chùa, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành cũng không ra đón mà quyết định lẩn tránh nàng bằng cách nhập thất 2 năm tại chùa Đại Giác.

Hay tin người nàng tương tư bấy lâu đã đến chùa Đại Giác, công chúa Ngọc Anh liền không quản ngại đường xá và việc đang mang trọng bệnh lên đường tìm gặp. Khi đến nơi, sau khi cúng dường tại chùa, nàng nhờ người đưa đến tịnh thất của Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành nhưng vị này lại nhất quyết không chịu ra ngoài bất chấp việc công chúa van xin, làm đủ mọi cách.

Lần cuối cùng, công chúa Ngọc Anh đến dập đầu lạy trước tịnh thất thưa với Thiền sư rằng xin cho nàng được nhìn thấy bàn tay và sẽ ra về, không quấy rầy thêm nữa. Vì cảm động, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đã đưa bàn tay qua ô cửa cho công chúa nhìn. Nắm lấy cơ hội ấy, công chúa Ngọc Anh đã bắt lấy đôi tay vừa hôn vừa khóc sướt mướt.

Đêm hôm đó, tịnh thất của Thiền sư phát hỏa khiến tăng ni phật tử trong chùa Đại Giác một phen ngỡ ngàng. Vì muốn không vướng bụi trần và giáo dục công chúa nên vị Thiền sư đã lựa chọn quyên sinh nhưng điều này đã khiến nàng Hoàng nữ của vua Gia Long đau khổ. Sau khi lo xong lễ nhập thất cho Thiền sư, 3 ngày sau, nàng uống thuốc tự tử để chấm dứt những ngày tháng đau khổ, dằn vặt.

 
Vị Thiền sư không thể đáp lại tình cảm và muốn công chúa giác ngộ. (Ảnh minh họa: SyHoa18jVị Thiền sư không thể đáp lại tình cảm và muốn công chúa giác ngộ. (Ảnh minh họa: SyHoa18j

 
Trước sự qua đời của Thiền sư, công chúa dằn vặt trong đau khổ và ân hận. (Ảnh minh họa: songhuong)

Trước sự qua đời của Thiền sư, công chúa dằn vặt trong đau khổ và ân hận. (Ảnh minh họa: songhuong)

Có thể nói, sinh ra trong chốn cung đình, số phận của những người phụ nữ ngày trước đã được định sẵn là sẽ không có được những ngày bình yên. Thế nhưng, so với những cô gái hoàng tộc khác, công chúa Ngọc Anh lại đáng thương hơn bao giờ hết khi quyết liệt theo đuổi tình yêu nhưng lại không được đáp lại và gây nên một nghiệt duyên đầy bi kịch đến xót xa trong hoàng tộc Việt Nam.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X