Con trai 6 tháng lúc nào cũng nắm chặt ngón cái, đưa đi khám mới biết bé bị độ𝚝 𝚚𝚞ỵ 𝚝ừ 𝚝𝚛𝚘𝚗𝚐 𝚋ụ𝚗𝚐 𝚖ẹ

Cứ lâu lâu lại nghe tin người quen bị đột quỵ phải nhập viện, thậm chí không qua khỏi mà sợ thật các mẹ ạ. Đột quỵ đúng là nỗi ám ảnh của ngườ người nhà nhà vì chúng thường đến khá bất ngờ, hậ quả lại không lường trước được nếu không phát hiện

Cứ lâu lâu lại nghe tin người quen bị đột quỵ phải nhập viện, thậm chí không qua khỏi mà sợ thật các mẹ ạ. Đột quỵ đúng là nỗi ám ảnh của ngườ người nhà nhà vì chúng thường đến khá bất ngờ, hậ quả lại không lường trước được nếu không phát hiện kịp thời. 

Đột quỵ thường xảy ra ở những người lớn tuổi, trẻ tuổi cũng có tuy khá hiếm hoi, nhưng ở đây có chị nào nghe vụ thai nhi đột quỵ trừ trong bụng mẹ chưa a? Vừa rồi em có đọc một trường hợp bé trai 6 tháng được xác định đột quỵ từ trong bụng mẹ mà phải trố mắt ngạc nhiên, giờ mới biết thai nhi cũng có thể bị đột quỵ nữa.

Denise Tedder, một người mẹ sống tại South Carolina (Mỹ) đã chia sẻ câu chuyện bị đột quỵ trừ trong bụng mẹ của con trai mình. Câu chuyện nhận được sự chú ý của nhiều người vì trước đây, phần lớn mọi người đều cho rằng chỉ những người lớn tuổi mới dễ và có thể gặp phải tình trạng đột quỵ.

Người mẹ chia sẻ chị sinh con đầu lòng, bé Landon vào năm 2006. Vào năm 2015, chị và chồng tiếp tục đón nhận tin vui khi mang thai con thứ 2 sau khi bị sẩy một bé trước đó. Tuy nhiên, thai kỳ này lại không hề suôn sẻ dễ dàng một chút nào.

hình ảnh

Con trai thứ 2 của cặp đôi tên Cannon, cậu bé có nhóm má u Rh+ giống như bố, trong khi đó, Denise lại có nhóm m áu Rh-. Điều này đã gây nên một trở ngại nghiêm trọng với hai mẹ con họ trong giai đoạn mang thai. Bất đồng về nhóm má u khiến em bé trong bụng gặp rất nhiều khó khăn để có thể tiếp tục lớn lên trong bụng mẹ khi kháng thể của Desine xem Cannon như “một vật thể lạ” và liên tục tìm cách tiêu diệt nguồn cung cấp má u cho đứa bé.

Các bác sĩ sau đó đã phải thực hiện thủ thuật loại bỏ huyết tương khỏi tế bào m áu đồng thời tiêm thêm kháng thể để em bé Cannon có thể được nhận m áu thông qua dây rốn. Những trở ngại này khiến Cannon phải trải qua đến 7 lần được truyền má u qua dây rốn trong bụng mẹ, khi chào đời, em cũng có số cân nhẹ chỉ khoảng 2,35kg.

hình ảnh

Cứ tưởng khó khăn đã qua khi Cannon chào đời an toàn và được trông coi cẩn thận trong phòng chăm sóc tích cực. Thế nhưng mọi chuyện vẫn chưa dừng lại tại đó. Khi Cannon được 6 tháng tuổi, Denise phát hiện con trai rất hay dùng 4 ngón còn lại để nắm chặt bàn tay cái trong một khoảng thời gian dài. Điều này khiến cô cảm thấy bất an và không ngừng lo lắng.

Sau đó, vợ chồng họ đã đưa con đến một bác sĩ thần kinh học. Tại đây, Cannon được thăm khám và chụp X-quang, kết quả chẩn đoán sau đó khiến Denise cùng chồng không khỏi ngỡ ngàng. Bác sĩ cho biết cậu bé 6 tháng tuổi đã từng bị đột quỵ ngay trong khoảng thời gian còn ở trong bụng mẹ khiến não trái bị tổn thương. Hành động khác lạ ở bàn tay có thể xem là một di chứng sau khi trải qua cơn đột quỵ.

Cậu bé cũng được xác định là bị ảnh hưởng một phần đến khả năng ngôn ngữ và vận động về sau. Vì thế, kể từ đó và ngay cả khi đã lớn, Cannon vẫn phải trải qua nhiều buổi vật lí trị liệu cũng như trị liệu ngôn ngữ hàng tuần để có thể phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác. Rất may là tình hình của cậu bé ngày càng ổn định và tốt dần lên.

hình ảnh

hình ảnh

Denise chia sẻ câu chuyện của mình như một lời nhăn nhủ đến các người mẹ khác, hãy luôn cẩn trọng vì đột quỵ hoàn toàn có thể xảy ra ở thai nhi và trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện sớm và có hướng xử lý sớm sau đó. Chúng có thể để lại những di chứng khó lường ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển về sau của con

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X