‘Con tôi mới 1 tuổi sao lại bị UT’, bác sĩ nói: Do sai lầm khi nấu cháo ăn dặm của mẹ

Các mẹ nuôi con thì phải tìm hiểu kiến thức thật kỹ chứ đừng có tự ý làm hoặc nghe theo lời người này người kia. Rồi nhiều khi chính những cái hành động tưởng như tốt đấy lại thành hại tụi nhỏ đấy.

Mình vừa đọc trên báo thấy có trường hợp em bé bị bệnh hiểm nghèo khi mới có 1 tuổi. Nguyên nhân lại xuất phát từ chính sự thiếu hiểu biết của phụ huynh.

Cụ thể, em bé Y này từ khi sinh ra đã là một em bé vui vẻ và sôi nổi. Thế nhưng, khi bé được hơn 1 tuổi thì phải nhập viện vì ốm dai dẳng. Sau rất nhiều xét nghiệm chẩn đoán, cả gia đình bé không thể tin nổi khi bác sĩ thông báo kết luận cuối cùng rằng bé bị ung thư (UT). Mẹ của em bé liên tục khóc và hỏi bác sĩ: Tại sao, tại sao, con tôi mới hơn 1 tuổi mà.

hình ảnh

Tại sao căn bệnh UT lại có thể tìm đến đứa trẻ mới hơn 1 tuổi

Mẹ của bé nói rằng: Khi bé được khoảng 5 tháng tuổi thì gia đình bắt đầu cho con ăn dặm với món cháo trứng mỗi ngày.

Tuy nhiên, khi nấu thì cha mẹ bé thấy món cháo nhạt nhẽo nên đã tự ý thêm muối vào món ăn của bé. ‘Tôi nghĩ rằng muối là gia vị cần thiết cho cơ thể, giúp con có đủ sức chống lại bệnh tật’, bố bé nói.

Thế nhưng, cũng chính vì hành động này mà khiến cô bé mắc bệnh. Các bác sĩ khám và điều trị cho bé đã giải thích rằng: Họ tìm thấy lượng muối trong thận của bé quá nhiều. Điều này làm tăng gánh nặng cho thận và dẫn tới bị UT.

Đọc trường hợp này xong, mọi người có lẽ cũng thắc mắc tại sao trẻ con ăn muối lại hại thế. Trước giờ, muối vốn là thứ không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, sao lại có thể gây bệnh được.

Cuối cùng, các bác sĩ cũng đưa ra lời giải đáp cho tất cả. Hóa ra, việc cho trẻ dưới 1 tuổi ăn muối là điều không cần thiết. Thậm chí, nó còn gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Vậy trẻ dưới 1 tuổi ăn muối có hại thế nào?

Theo các chuyên gia, khi chế biến thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi, các mẹ không nên cho thêm muối. Lý do là vì trong một số thực phẩm hàng ngày như sữa, trứng, thịt, rau tươi… đều đã có chứa hàm lượng natri nhất định. Hàm lượng này đủ cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi.

Nếu mẹ nêm muối sớm cho con sẽ khiến con phát triển sở thích ăn mặn. Từ sở thích này, trẻ có thể ăn nhiều hơn lượng muối khuyến nghị mỗi ngày. Điều đó khiến trẻ có nguy cơ bị cao huyết áp khi lớn lên. Trong khi đó, huyết áp cao là nguyên nhân gây bệnh tim mạch.

Không chỉ thế, nhiều nghiên cứu đã chứng minh: Việc ăn nhiều muối có liên quan tới tình trạng suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ. Lý do là vì khi trẻ còn nhỏ như vậy mà tiêu thụ muối sẽ khiến thận làm việc quá sức. Lúc này sẽ giải phóng chất ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch vào cơ thể. Một khi hệ miễn dịch yếu đi thì cũng chính là tạo điều kiện cho các vấn đề về sức khỏe xuất hiện.

Không chỉ thế, muối ăn cũng có thể làm tăng nguy cơ bị tăng cân, béo phì. Mặt khác, trẻ ăn muối sớm thì nguy cơ bị mất canxi qua nước tiểu cao. Điều đó dẫn tới quá trình khử khoáng chất trong xương, làm tăng nguy cơ bị loãng xương. Loãng xương khiến xương dễ bị gãy, đau nhức xương ở trẻ.

Ngoài ra, trẻ ăn muối sớm, ăn nhiều muối còn có nguy cơ bị bệnh đường hô hấp như hen suyễn, K dạ dày.

hình ảnh

Vậy khi nào cha mẹ có thể thêm muối vào món ăn của trẻ?

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Lâm (nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho hay: Thực chất, nhu cầu natri của trẻ nhất là trẻ dưới 1 tuổi không cao. Trong khi đó, sữa mẹ, sữa công thức hay các loại thực phẩm tự nhiên như rau, củ, quả đều đã có sẵn lượng natri nhất định. Hàm lượng này phù hợp với khả năng hấp thụ và tiêu hóa của các bé trong giai đoạn ăn dặm. Thế nên, các mẹ không cần phải nêm thêm muối.

TS. Lâm cũng cho biết thêm: Lượng muối của trẻ dưới 1 tuổi thường dao động khoảng 1g/ngày. Với trẻ từ 1 tuổi trở lên, lượng muối có thể tăng lên 1,5g/ngày. Trẻ từ 4 – 8 tuổi là 1,9g/ngày và trẻ từ 9 – 13 tuổi là 2,2g/ngày.

Như vậy, thời điểm thích hợp để cha mẹ có thể nêm muối vào các món ăn của con là khi con được 1 tuổi trở lên.

Bên cạnh việc hạn chế hàm lượng muối trong thức ăn chúng ta tự nấu cho con trẻ tại nhà, bố mẹ cũng nên lưu ý, đọc kỹ thành phần trong các loại thực phẩm ăn dặm chế biến sẵn, được sản xuất công nghiệp. Bởi, đây là những thực phẩm thường có hàm lượng muối rất cao.

Chẳng hạn, sữa bò có lượng muối cao hơn sữa mẹ và sữa công thức nhưng vitamin và khoáng chất lại ít hơn. Vậy nên, trẻ dưới 1 tuổi thì cha mẹ không nên cho con uống sữa bò để tránh tình trạng dư thừa muối trong cơ thể.

Ngoài ra, các loại hải sản có vỏ, đường, mật ong, thức ăn đóng hộp cũng là những thực phẩm cần hạn chế cho trẻ ăn vì có thể gây hại cho sức khỏe con trẻ.

Đây là những thông tin liên quan báo chí đã đưa mà mình nghĩ bất kì bậc làm cha làm mẹ nào cũng cần biết. Bổ sung kiến thức như này giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe con trẻ tốt hơn.

Theo WTT Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://www.webtretho.com/f/benh-tre-em/con-toi-moi-1-tuoi-sao-lai-bi-ung-thu-bac-si-noi-do-sai-lam-khi-nau-chao-an-dam-cua-me
BÀI LIÊN QUAN
X