Con bệnh mà phải đợi số thứ tự, bố quỳ gối cầu cứu bác sĩ: Xin anh, tôi đợi lâu lắm rồi

Đưa con đi khám trong tình trạng bé sốt thì bố mẹ nào mà không sốt ruột. Chờ đợi trong lúc này chỉ càng nôn nóng hơn mà thôi.

Người người đều phải chờ đến lượt khám sau hàng tiếng đợi gọi số thứ tự. Càng là bệnh viện lớn thì số người đến khám càng đông, lượt người đợi chờ càng thêm dài.

Trong tình cảnh đó, hôm 20/12, tại bệnh viện ở QĐ, một ông bố có con đang sốt lại bốc nhầm số thứ tự khiến anh dù có bốc số trước những người khác cũng không đến lượt được gọi lên.

Sau khi đợi hàng tiếng đồng hồ vẫn chưa thấy số mình được gọi, anh mới lân la liên hệ tại quầy thì bác sĩ hướng dẫn anh phải đăng ký lại số thứ tự và xếp hàng. Nhưng vì không thể đợi thêm được nữa sau 6 – 8 tiếng dài dằng dặc như vậy, trong khi con thì ốm nên anh đã quỳ gối xuống cầu xin bác sĩ: “Xin anh giúp đỡ, tôi đợi lâu lắm rồi, không thể đợi thêm được nữa.”

Đứng trước tình cảnh khó xử, bác sĩ có hành động đáp lại hết sức bất ngờ.

Bác quỳ gối xuống theo người đàn ông và nói lớn tiếng: “Tôi cũng quỳ với anh và tôi cũng quỳ cùng anh. Nói thật, tôi cũng thế nếu phải xếp hàng đợi 6-8 tiếng. Anh đăng ký sai số thứ tự không phải chuyện của tôi. Tôi đã yêu cầu anh đổi số rồi. Mọi người ở đây đều đang đợi, người già và trẻ em đều đang chờ đợi, anh không phải là người duy nhất chờ đợi.”

hình ảnh

Ảnh cắt từ video, nguồn: new.qq

Ngay sau khi đoạn clip được đăng tải, bác sĩ có giải thích thêm cho hành động của mình khi ấy. Anh nói: “Vì không liên quan gì đến việc nhầm số của bệnh nhân nên tôi chỉ có thể nói anh ta đăng ký lại và xếp hàng. Bác sĩ không còn cách nào khác ngoài việc nhanh chóng giúp anh ta đăng ký lại số thứ tự.”

Được biết, các nhân viên y tế ở Trung Quốc đang phải làm việc quá tải mỗi ngày khi trong số họ có người nhiễm bệnh vẫn phải làm việc, có người làm hơn 12 tiếng mỗi ngày vẫn chưa được nghỉ ngơi. Họ đã làm việc chăm chỉ và không đáng bị phàn nàn vì những việc nhỏ nhặt.

Rất nhiều người đã để lại bình luận, khuyên mọi người khi đi khám bệnh hay đưa con đi khám bệnh, nếu muốn nhanh chóng thì phải đọc kỹ hướng dẫn, xem kỹ nơi bốc số quy định là ở rổ nào và số thứ tự đăng ký bắt đầu từ số mấy. Bởi lẽ thời gian xếp hàng tại các bệnh viện, đặc biệt là ở bệnh viện lớn thật sự rất lâu, nếu phải bốc lại số mới chỉ vì nhầm lẫn thì rất mệt mỏi cho cả bản thân lẫn các nhân viên y tế.

Dù là bố đưa con đi khám hay là mẹ thay thế thì có một số điều các bố mẹ cần phải lưu ý:

Trẻ em đi khám bệnh thường khóc quấy vì sao?

Những điều trẻ hay lo lắng khi đi khám bệnh bao gồm:

– Tâm lý chia ly: Trẻ thường sợ cha mẹ có thể bỏ mình lại trong phòng khám và đợi ở một phòng khác. Nỗi sợ hãi bị chia ly là tâm lý rất phổ biến ở trẻ em dưới 7 tuổi, nhưng nó cũng có thể khiến trẻ lớn phải lo lắng.

– Sợ đau: Trẻ có thể lo lắng rằng về một phần nội dung cuộc khám hoặc thủ tục y tế sẽ làm mình bị đau. Chẳng hạn, trẻ em từ 6 đến 12 tuổi thường lo lắng và khóc thét khi phải tiêm phòng.

– Sợ bác sĩ: Mối quan tâm của một số trẻ em có thể đổ dồn về phía bác sĩ trong buổi khám. Trẻ có thể hiểu sai về tính chất buổi khám, bị hù dọa trước đó hoặc đã có ấn tượng về cơn đau khi gặp bác sĩ.

– Sợ hãi về điều chưa biết: Trẻ em đôi khi lo lắng thái quá về một vấn đề sức khỏe. Nó hóa nên trầm trọng hơn nhiều so với những gì cha mẹ nói cho trẻ hiểu. Một số còn nghĩ đến chuyện mình có thể phải nhập viện, phẫu thuật hoặc thậm chí nghĩ đến tình huống xấu nhất.

– Cảm giác tội lỗi: Một số bé có thể nghĩ rằng bệnh tật hoặc tình trạng sức khỏe của mình là sự trừng phạt cho điều gì đó mà chúng đã làm hoặc quên làm. Những đứa trẻ có cảm giác tội lỗi này cũng tin rằng các bài kiểm tra y tế là một phần hình phạt dành cho mình nên rất sợ hãi.

hình ảnh

Làm thế nào để giúp trẻ vượt qua nỗi sợ khi đi khám bệnh?

Khuyến khích con bạn bày tỏ nỗi sợ hãi, sau đó giải quyết từng phần một theo cách chúng hiểu:

– Nói về lý do tại sao con phải đi khám bệnh

Thông báo trước cho trẻ về việc đến thăm bác sĩ để các bé không ngạc nhiên. Mẹ đừng quên khi giải thích mục đích của chuyến thăm, hãy nói về bác sĩ một cách tích cực, chẳng hạn đó là người chăm sóc cơ thể cho con để không còn ho, hay khó chịu vì sốt nữa.

– Nói về bất kỳ cảm giác tiêu cực nào có thể đang ẩn náu trong con

Nếu con có bệnh phải đi khám, hãy nói chuyện về vấn đề sức khỏe bằng ngôn ngữ dễ hiểu và trung lập nhất: “Con bệnh không phải do con đã làm hoặc quên làm gì đó. Những căn bệnh như thế này xảy ra với nhiều trẻ em khác, không riêng gì con. Và chẳng phải chúng ta may mắn có được những bác sĩ giỏi để giúp con khỏi bệnh sao?”

Trong mọi trường hợp, hãy nhớ giải thích, đặc biệt là với trẻ nhỏ rằng bác sĩ không phải là người trừng phạt con hay là người đáng sợ trong lời hù dọa “Không khỏi bệnh nhanh là mẹ đưa đi bác sĩ chích kim.” Sau cùng, trẻ cần biết người lớn cũng đi gặp bác sĩ giống như trẻ em nếu có bệnh và công việc của bác sĩ là giúp mọi người khỏe mạnh chứ không hại ai cả, đặc biệt lại là trẻ con.

Theo WTT Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://www.webtretho.com/f/goc-lam-me/con-benh-ma-phai-doi-so-thu-tu-bo-quy-goi-cau-cuu-bac-si-xin-anh-toi-doi-lau-lam-roi
BÀI LIÊN QUAN
X