Cổ nhân có câu: ‘Lưng rùa, eo rắn chớ kết bạn’, ở gần người này cẩn thận rước đại họa

Vẫn có câu rằng ‘Tướng do tâm sinh’, đôi khi chỉ cần nhìn dung mạo của một người, có thể đoán biết phần nào con người của họ. Thời xưa, nhiều người nổi tiếng trong lịch sử là bậc thầy của thuật nhìn người, chẳng hạn như Tăng Quốc Phiên, một vị tướng nổi tiếng

Vẫn có câu rằng ‘Tướng do tâm sinh’, đôi khi chỉ cần nhìn dung mạo của một người, có thể đoán biết phần nào con người của họ.

Thời xưa, nhiều người nổi tiếng trong lịch sử là bậc thầy của thuật nhìn người, chẳng hạn như Tăng Quốc Phiên, một vị tướng nổi tiếng vào cuối thời nhà Thanh.

Trong quá trình làm quan, Tăng Quốc Phiên đã có công bồi dưỡng và đào tạo nhiều vị quan cho triều đình nhà Thanh. Trong số đó, có một người rất xuất sắc là Lý Hồng Chương, người chỉ huy Hoài quân trong cuộc chiến Thái Bình Thiên Quốc, đồng thời nắm giữ nhiều vị trí trọng yếu trong triều.

Tăng Quốc Thiên được cho là có khả năng nhìn người rất đặc biệt và được người đời gọi là “thuật xem tướng”. Vị quan nổi tiếng này tin rằng ý chí và suy nghĩ của một người có thể được thể hiện thông qua ngoại hình và phong thái của họ.

3

Lưng rùa, eo rắn chớ kết bạn

Thời xa xưa, cổ nhân đã đúc kết nhiều bí quyết của “thuật xem tướng” qua các câu nói. Trong đó, cổ nhân có câu: “Lưng rùa, eo rắn chớ kết bạn, liếc mắt nhìn người chẳng cần đao”.

Về đầu của câu này là: “Lưng rùa, eo rắn chớ kết bạn”. Ý của vế này là dạy chúng ta cách quan sát cơ thể và tư thế của người khác. Trong khi đó, vế “liếc mắt nhìn người chẳng cần đao” dạy chúng ta cách quan sát biểu hiện và phong thái của mỗi người.

Nhưng “lưng rùa” nghĩa là gì? Đương nhiên đây không đơn giản như gù lưng. Bởi gù lưng hình thành do độ cong của cột sống vì duy trì tư thế cúi người về phía trước từ nhỏ.

Trong khi đó, theo quan điểm của người xưa, “lưng rùa” là kiểu tư thế xuất hiện khi nói chuyện với ai đó. Người có tướng “lưng rùa” có thể là do có âm mưu, thủ đoạn trong lòng, hoặc vì tính cách quá nhu nhược và quen xu nịnh người có địa vị cao.

Đối với “eo rắn” trong câu trên không có nghĩa là eo thon, mềm mại như rắn. Bởi suy cho cùng, vào thời xưa, phụ nữ có eo nhỏ cũng rất được ưa chuộng và yêu thích.

Hoá ra, người xưa nói “eo rắn” là để chỉ những người phụ nữ luôn vặn vẹo, đung đưa cơ thể quá nhiều trong khi đi đứng và nói chuyện. Người phụ nữ có đặc điểm này thường có tính cách lẳng lơ, thích thu hút ánh nhìn của người khác phái, hay toan tính, lợi dụng người khác và cũng không phải là hình mẫu đoan chính.

Dù được nhiều người đàn ông theo đuổi nhưng hầu hết những người phụ nữ này đều dễ rơi vào những tranh chấp tình cảm, vì thế nên khó có được hạnh phúc. Ngoài ra, do phụ nữ có “eo rắn” thường có số lượng lớn đàn ông theo đuổi nên rất dễ dẫn tới tai hoạ. Vì vậy, nếu muốn kết giao với họ thì tốt nhất bạn nên suy nghĩ kỹ lưỡng.

Vế sau “liếc mắt nhìn người chẳng cần đ.ao” rốt cục có ý gì?

Đôi mắt được coi là cửa sổ tâm hồn của mỗi người. Do đó, người xưa cho rằng quan sát đôi mắt cũng có thể thấy được phần nào đặc điểm của người đó. Liếc mắt nhìn người mà chẳng cần đao trong câu nói trên để ám chỉ những người đặc biệt kiêu ngạo, coi thường người khác, chứ không phải ám chỉ những người có mắt bé. Chỉ có không coi trọng người khác thì mới thích nhìn như vậy.

Trong giao tiếp, ngay từ xa xưa, khi nói chuyện, người ta thường trao đổi bằng mắt rất nhiều. Do đó, khi trò chuyện mà người kia ít nhìn thẳng và luôn liếc xéo nhìn ngang thì bạn cũng có thể nhận ra. Bên cạnh đó, theo quan điểm của người xưa, những người hay nhìn nghiêng hoặc nheo mắt là người tự phụ và có tâm địa bất chính. Theo cổ nhân, người có đặc điểm này thường không đáng để tin tưởng, do đó nên tránh xa hoặc chí ít là giữ khoảng cách nhất định.

Có thể thấy rằng nhiều câu nói của cổ nhân vẫn còn chưa hết thời và có những giá trị nhất định. Dù không phải chính xác hoàn toàn nhưng chúng ta có thể tham khảo câu nói trên kết hợp với những kinh nghiệm sống và tình hình thực tế để có thể kết giao được những người bạn tốt.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X