Có 2 ngày lễ quan trọng trong tháng Giêng, mẹ nhớ thành tâm cầu bình an, phúc lộc cho gia đình

Vậy thì tất nhiên những ngày lễ quan trọng cũng còn, các mẹ vẫn phải cúng kiến như một số ngày trước và trong Tết, thực hiện tốt việc “có thờ có kiêng, có kiêng có lành” để gia đình được phù hộ phước lành. Giờ sau Tết sẽ có ngày hai ngày cũng mang

Vậy thì tất nhiên những ngày lễ quan trọng cũng còn, các mẹ vẫn phải cúng kiến như một số ngày trước và trong Tết, thực hiện tốt việc “có thờ có kiêng, có kiêng có lành” để gia đình được phù hộ phước lành.

Giờ sau Tết sẽ có ngày hai ngày cũng mang ý nghĩa không kém, nên làm gì làm các mẹ cũng phải nhớ cúng kiến cho trang nghiêm, đúng nghi thức nhé. Chứ đừng như em, mấy năm trước không biết gì rồi bỏ qua, đến khi ra đường, đi chợ thấy mấy chị rần rần, bàn tán nhau thì từ năm rồi em mới rút kinh nghiệm đấy ạ. Đúng là muốn nội trợ, lo chu tất mọi việc thì phải học hoài, học mãi thôi.

Ngày vía Thần Tài

Ngày vía Thần tài chính xác là vào ngày 10 âm lịch, với ý nghĩa tạ ơn và tưởng nhớ đến vị Thần Tài đã mang lại tài lộc cho gia đình trong một năm vừa qua. Bên cạnh đó, ngày vía Thần Tài còn đúng với tên gọi là với mong muốn được “đổi vía” – khi có vía của vị Thần tài lộc sẽ được một năm mới làm ăn khấm khá, từ đó cuộc thật sung túc và bình an.

Vậy nên, còn mấy ngày nữa đến ngày vía Thần Tài rồi, ngoài việc đi mua vàng – tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý cất vào két sắt hoặc ví thì các mẹ đừng quên đi sắm đồ lễ cúng, bao gồm mâm ngũ quả, nến, nhang, 3 cốc nước, 3 cốc rượu, gạo tẻ, tiền vàng mã, muối hạt, bộ tam sên, hoa tươi, tiền lẻ, bánh kẹo, trầu cau, xôi đậu xanh… và thành tâm đọc bài văn khấn cúng cho đúng nghi thức nhé.

Ảnh minh họa – nguồn internet

“Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…

Ngụ tại…

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!”

Ngày rằm

Và không lâu sau đó, cũng còn một ngày quan trọng trong tháng đó là ngày 15 âm lịch. Đây được cho là ngày rằm lớn nhất nhì trong năm, còn được gọi cái tên khác là Tết Nguyên Tiêu, Tết Thượng Nguyên, Tết Trạng Nguyên… tùy vào vùng miền hay thói quen mà mỗi người sẽ có cách gọi sao cho dễ nhận biết.

Vào ngày này, mọi người hay bảo nhau thành tâm cúng kiến với câu nói “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”, cầu một năm nhiều may mắn, phước lành, thậm chí có người xem đây là ngày Tết quan trọng thứ 2, không kém gì ngày mùng 1 đầu năm.

Cho nên, đến mùng 10 này các mẹ hãy nhớ chuẩn bị mâm cúng tươm tất. Nếu như nấu mâm cúng từ nhà mang đến chùa lễ Phật thì mâm lễ của người miền Bắc thường có chuối, xôi, oản, trái cây. Còn người miền Nam cúng xôi chè, bánh ít, bánh cúng, nhiều vùng vẫn gói bánh tét trong ngày này để mang đi lễ chùa.

Riêng ai cúng ở nhà thì mỗi miền cũng có sự chuẩn bị khác nhau, chứ không nhất thiết theo một nguyên tắc nào. Nhưng nhìn chung, sẽ gồm ba bàn thượng – trung – hạ. Bàn thượng thỉnh Phật và chư vị Bồ Tát; bàn trung cúng chư vị thần linh như: thổ thần và các vị thần tinh tú; bàn thứ ba là bàn bố thí chư vị âm linh cô hồn. Đặc biệt ngày rằm tháng Giêng thường đốt 49 cây đèn/nến để cầu nguyện. Cúng đồ chay hay đồ mặn là tùy mỗi gia đình và địa phương.

Ảnh minh họa – nguồn internet

Dù cúng chay hay mặn thì phải có đầy đủ trái cây, chè xôi, đèn ở bàn Phật và Bồ Tát. Bàn thứ hai cúng thần thì ngoài đầy đủ như bàn Phật còn có thêm cau trầu, rượu mâm cơm. Bàn thứ 3 cúng âm linh cô hồn nên bắt buộc có giấy tiền vàng bạc, muối, gạo, bánh trái, xôi, chè, cơm, canh… càng nhiều thứ càng tốt, đặc biệt là phải có cúng cháo trắng loãng. Giờ cúng được nhiều người chọn nhất đó là vào giờ Ngọ ngày rằm tháng Giêng, tức từ 11 giờ đến 13 giờ đấy ạ.

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X