Chuyên gia tiết lộ: Cách bày mâm ngũ quả cho Tết Nhâm Dần hợp phong thủy ở 3 miền Bắc – Trung – Nam

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết Mâm ngũ quả được bắt nguồn từ văn hóa của đạo Phật, mỗi loại quả được bày biện sẽ đại diện cho ước muốn của con người, hay còn được gọi là “ngũ phúc lâm môn”: – Phú: Tức là giàu có, tiền tài – Quý: Tức là

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả được bắt nguồn từ văn hóa của đạo Phật, mỗi loại quả được bày biện sẽ đại diện cho ước muốn của con người, hay còn được gọi là “ngũ phúc lâm môn”:

– Phú: Tức là giàu có, tiền tài

– Quý: Tức là sang trọng, quý phái

– Thọ: Tức là sống lâu, trường thọ

– Khang: Tức là khỏe mạnh

– Ninh: Tức là bình an, êm ấm

Tùy theo từng vùng miền sẽ có phong tục tập quán khác nhau, do đó mà cách bày mâm ngũ quả ngày Tết cũng có sự khác biệt.

1. Mâm ngũ quả của người miền Bắc: Cầu kỳ, công phu

Đối với người miền Bắc, họ là những người trọng lễ nghi, cầu kỳ và cẩn thận. Do đó mâm ngũ quả của người miền Bắc cần phải chuẩn theo ngũ hành phong thủy, không được xếp các loại quả có cùng ngũ hành với nhau vào cùng mâm ngũ quả. Thông thường, mâm ngũ quả ở miền Bắc sẽ bao gồm các loại trái cây như:

– Chuối xanh: Tượng trưng cho sự sum vầy, đoàn tụ.

– Bưởi vàng: Tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý.

– Quất cảnh: Tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng.

– Đào: Tượng trưng cho sự thăng tiến, vững bước.

– Hồng: Tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc.

Nếu như không có quả Hồng, bạn có thể lựa chọn quả Táo hoặc ớt để có màu đỏ mang lại may mắn, tài lộc.

Chuyên gia tiết lộ: Cách bày mâm ngũ quả cho Tết Nhâm Dần hợp phong thủy ở 3 miền Bắc - Trung - Nam - Ảnh 1

2. Mâm ngũ quả của người miền Trung: Bày biện đẹp mắt

Người miền Trung không đặt nặng mâm ngũ quả phải có chính xác loại quả gì, ra sao, mà chỉ cần có hoa quả đẹp mắt để bày biện là được. Một phần do khí hậu miền Trung khắc nghiệt nhất trong cả 3 miền, một phần cũng là vì thổ nhưỡng nơi đây không phù hợp để trồng đa dạng các loại trái cây. Một số loại trái cây mà người miền Trung thường dùng để bày mâm ngũ quả ngày Tết như sau:

– Chuối

– Dưa hấu

– Thanh long

– Mãng cầu

– Cam

– Quýt

– Sung

Chuyên gia tiết lộ: Cách bày mâm ngũ quả cho Tết Nhâm Dần hợp phong thủy ở 3 miền Bắc - Trung - Nam - Ảnh 2

3. Mâm ngũ quả của người miền Nam: Sử dụng lối chơi chữ

Người miền Nam cũng yêu cầu sự chuẩn bị đối với các loại quả bày biện lên mâm lễ khá cầu kỳ. Người miền Nam thường sử dụng lối chơi chữ để lựa chọn loại trái cây phù hợp, có thể kể đến như:

– Mãng Cầu: Chữ “Cầu” trong cầu chúc, cầu mong

– Dừa: Đọc lái đi sẽ thành chữ “Vừa”, mang ý nghĩa đầy đủ, no ấm.

– Đu đủ: Chữ “Đủ” trong no đủ, tài lộc, thịnh vượng.

– Xoài: Đọc lái đi sẽ thành chữ “Xài”, mang ý nghĩa tiêu xài thoải mái, không lo túng thiếu.

– Sung: Chữ “Sung” trong từ sung túc, sung mãn, chỉ về sự đầy đủ, khỏe mạnh.

Đặc biệt, người miền Nam tuyệt đối không dùng quả chuối, quả cam, quả quýt trong mâm ngũ quả của mình. Đó là bởi chữ “Chuối” nghe giống với từ “Chúi”, tức là đi xuống. Còn chữ “Cam, Quýt” trong câu “Quýt làm, cam chịu”.

Chuyên gia tiết lộ: Cách bày mâm ngũ quả cho Tết Nhâm Dần hợp phong thủy ở 3 miền Bắc - Trung - Nam - Ảnh 3

7 loại quả không nên bày trong mâm quả ngày Tết gồm:

Loại quả có vị cay, đắng

Khi bày mâm ngũ quả ngày Tết, chú ý tránh những loại quả có vị cay, đắng hoặc quá chua. Có quan niệm cho rằng, “trần sao âm vậy”, dâng lên Thần Phật gia tiên những thứ quả quá đắng cay các Ngài cũng không thụ hưởng được.

Vì thế, những trái cây có vị cay đắng hay quá chua cũng không được đưa lên bàn thờ gia tiên hoặc trong mâm cơm cúng Tết.

Loại quả có gai

Những loại quả có gai như: mít, sầu riêng… bạn cũng không nên trưng trong mâm ngũ quả ngày Tết.

Theo quan niệm của nhiều người, gai của những loại quả này sẽ khiến các thần linh phật lòng, do đó đầu năm bày quả này thì cả năm sẽ chông gai, trắc trở trong công việc, cuộc sống và gia đình.

Trái cây dùng để cúng trước hết phải đạt yêu cầu là có hình thù tròn trịa và đều đặn, vỏ mịn trơn láng vì chúng mang năng lượng tốt, tượng trưng cho sự suôn sẻ, thuận lợi. Ngoài ra, tròn tượng trưng cho trời (trời tròn đất vuông), thể hiện được tấm lòng thành kính của người cúng.

Những quả méo mó và có nhiều vết sẹo, gai góc, quả héo, hỏng,… là những quả sẽ mang đến nguồn năng lượng xấu, không nên bày trong mâm ngũ quả ngày Tết.

Loại quả chín nẫu

Ban thờ thường đốt nhiều nhang, vì thế, nhiệt độ lúc nào cũng cao hơn so với bình thường. Vì thế, nếu bày trên bàn thờ những quả đã chín hoặc có dấu hiệu chín sớm sẽ khiến chúng chín càng nhanh hơn nữa và dễ bị hỏng.

Khi trái cây bị hỏng thì rất thu hút ruồi, muỗi và các loại vi sinh vật phân hủy khiến trái cây “nặng mùi” hơn. Từ đó làm bàn thờ Thần Phật, ông bà tổ tiên trở nên không còn sạch sẽ nữa.

Loại quả có mùi hắc, nồng

Trái cây thắp hương ngày Tết tốt hơn cả là chỉ có mùi hương thoang thoảng, thơm ngát mà vương vấn lâu. Hương thơm dịu nhẹ không chỉ tốt cho không gian mà cũng thể hiện sự tôn kính Thần Phật, gia tiên – Đấng bề trên có trí huệ cao minh.

Vì thế, trên ban thờ ngày Tết không nên chọn những quả có mùi quá nồng như sầu riêng hay mít. Bàn thờ là nơi thiêng liêng, thanh tịnh, do đó bạn chỉ nên chọn các loại trái cây có hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng mà thôi.

Loại quả mọc sát đất

Những loại quả mọc sát đất hoặc có họ hàng với rau như cà chua, me hay thanh trà, dứa… cũng ít khi được lựa chọn để sắp lên mâm lễ thắp hương.

Hoa quả giả

Các chuyên gia phong thủy vẫn luôn khuyên rằng tuyệt đối không cúng bái các loại hoa quả giả bởi đó là hành động không tôn trọng ông bà, tổ tiên, và cũng không tốt cho phong thủy.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X