Chuyên gia phát hiện việc bố mẹ làm giúp trẻ chưa tiêm vắc xin ít lây Covid-19 hơn, nhất là lúc đi học lại

Cha mẹ cần làm gì để bảo vệ những trẻ chưa được tiêm chủng khi đi học? Theo TS. Amy Edwards (chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Mỹ) cho hay: Để bảo vệ những đứa trẻ chưa được tiêm tiêm, cách khả thi và tốt nhất hiện tại là những người khác xung quanh cần

Cha mẹ cần làm gì để bảo vệ những trẻ chưa được tiêm chủng khi đi học?

Theo TS. Amy Edwards (chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Mỹ) cho hay: Để bảo vệ những đứa trẻ chưa được tiêm tiêm, cách khả thi và tốt nhất hiện tại là những người khác xung quanh cần được tiêm phòng. “Nó không thể bảo vệ trẻ hoàn toàn khỏi nguy cơ mắc cô vít nhưng đây là cách tốt nhất mà chúng ta có thể làm”, ông nói.

Tờ CNN đưa tin: Từ khi học viện Nhi khoa Mỹ bắt đầu theo dõi trẻ em mắc cô vít, lần đầu tiên số F0 là trẻ em của nước này đạt ngưỡng 1 triệu là vào cuối tháng 1. Con số này cao gấp 5 lần đỉnh dịch của mùa đông 2021. Điều đáng lo ngại hơn là trẻ em dưới 5 tuổi vẫn chưa được tiêm chủng. May mắn là nhiều bằng chứng mới cho thấy cách hiệu quả để bảo vệ gián tiếp trẻ em khỏi nguy cơ lây nhiễm là người xung quanh được tiêm chủng đầy đủ.

hình ảnhTrẻ em trở lại trường sau những ngày học online dài. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Kết quả hai nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Science ngày 27/1 của Isreal cho thấy: Việc tiêm phòng cho những người trong cùng một gia đình sẽ làm giảm sự lây truyền của cô vít.

Một nghiên cứu xem xét khoảng 582.000 trẻ em chưa được tiêm chủng từ 232.000 hộ gia đình ở Israel. Kết quả cho thấy: Cha mẹ được tiêm vắc xin cô vít không chỉ có ít nguy cơ bị nhiễm hơn mà còn có ít khả năng truyền cho người khác trong nhà, nhất là với trẻ chưa được tiêm phòng

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng: Những đứa trẻ sống trong gia đình có cha hoặc mẹ đã được tiêm chủng thì nguy cơ nhiễm cô vít thấp hơn 26%. Vắc xin vẫn bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ lây nhiễm với biến thể Delta. Nếu trong gia đình chỉ có cha hoặc mẹ đã được tiêm thì nguy cơ trẻ nhiễm biến chủng Delta thấp hơn 20,8%.

Với những gia đình mà cả cha và mẹ đã tiêm chủng, nguy cơ nhiễm cô vít của trẻ giảm xuống ở mức thấp. Tỷ lệ này ở thời điểm Alpha, Delta bùng phát lần lượt là giảm 71,1% và 58,1% nguy cơ.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ), Viện nghiên cứu Clalit, Đại học Ben Gurion, Đại học Tel Aviv (Israel) và Bệnh viện Nhi Boston (Mỹ) gói gọn bằng một câu: “Tiêm vaccine Covid-19 cho cha mẹ mang lại sự bảo vệ đáng kể cho trẻ em khi chúng chưa đủ điều kiện tiêm chủng”.

TS. Edwards nhấn mạnh: Trẻ em không phải là đối tượng truyền virus chính mà là người lớn. Vì vậy, nếu người lớn bảo vệ được bản thân thì cũng đồng nghĩa là đang bảo vệ con cái mình.

hình ảnh

Trẻ chưa tiêm cần được bảo vệ khi trở lại trường. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Một nghiên cứu của nhóm chuyên gia tại Đại học Yale và Viện Nghiên cứu – Đổi mới Maccabi xem xét tỷ lệ lây truyền giữa những người tiếp xúc trong gia đình một lần nữa củng cố tác dụng bảo vệ gián tiếp của vắc xin cô vít cho trẻ em.

Nhóm tác giả phát hiện ra rằng: Trước khi biến thể Delta xuất hiện, những người được tiêm Pfizer và mắc cô vít có khả năng lây truyền sang người khác nhẹ hơn nhóm không được tiêm chủng.

Hiệu quả của vắc xin được ước tính là 91,8% trong vòng 10 – 90 ngày sau khi tiêm chủng và 61,1% trong hơn 3 tháng sau liều thứ 2. Một số bằng chứng cho thấy khả năng bảo vệ đã bị suy yếu sau khoảng thời gian này và nghiên cứu không tính toán dữ liệu của mũi tăng cường.

Khi biến thể Delta trở thành ‘kẻ thống lĩnh’ số ca nhiễm ở Đan Mạch, hiệu quả của Pfizer giảm xuống còn 65,6% trong vòng 10-90 ngày và 24,2% trong hơn 3 tháng sau liều thứ hai. Tuy nhiên, ngay cả khi hiệu quả giảm đi, các nhà nghiên cứu vẫn nhận thấy tác dụng mà nó mang lại cho trẻ. Họ phát hiện ra rằng nguy cơ lây nhiễm của những đứa trẻ có cha mẹ được tiêm phòng và đã mắc cô vít giảm đáng kể, bất kể với biến chủng nào.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nguy cơ lây nhiễm từ một thành viên trong gia đình cao hơn 100 lần từ cộng đồng. Vì vậy, việc này có ý nghĩa rằng cha mẹ tiêm vắc xin sẽ bảo vệ được con cái.

Như vậy, từ những thông tin trên báo chí thì có thể thấy rằng việc tiêm vắc xin là rất cẩn thiết nếu muốn bảo vệ con trẻ. Ngoài ra, những biện pháp như khẩu trang, sát khuẩn, khoảng cách, chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất vẫn mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, khi có cơ hội, cha mẹ nên cho con tiêm ngay.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X