Chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ 4 món cháo tốt cho F0: Vừa dễ ăn, vừa chóng phục hồi sức khỏe

Cháo trứng gà rau tía tô Theo y học cổ truyền, lá tía tô có tính ấm, vị cay có khả năng chữa ho, cảm cúm, sốt, tăng đề kháng. Cháo trứng gà, tía tô là món ăn quen thuộc dễ làm cho những F0 đang điều trị tại nhà. Nguyên liệu: Gạo tẻ loại

Cháo trứng gà rau tía tô

Theo y học cổ truyền, lá tía tô có tính ấm, vị cay có khả năng chữa ho, cảm cúm, sốt, tăng đề kháng. Cháo trứng gà, tía tô là món ăn quen thuộc dễ làm cho những F0 đang điều trị tại nhà.

Nguyên liệu: Gạo tẻ loại ngon 100g, một quả trứng gà ta, một củ gừng tươi, một nắm lá tía tô tươi, 3-5 nhánh hành hoa, hạt tiêu, gia vị… vừa đủ.

Cách chế biến: Lá tía tô và hành hoa rửa sạch rồi thái nhỏ, gừng thái chỉ. Cho gạo vào nồi nấu thành cháo chín nhừ. Sau đó, lấy lòng đỏ trứng gà cho vào bát cháo nóng rồi đánh lên. Cho các gia vị tía tô, gừng, hành hoa vào nấu cùng, nêm gia vị vừa đủ rồi ăn khi cháo còn nóng.

chao-ga-1646656206408323448674

Cháo gà tía tô, hành lá

Món cháo gà giúp giảm ho, hạ sốt cho người bệnh F0 điều trị tại nhà. Cháo gà là bài thuốc giải cảm, hạ sốt quen thuộc trong dân gian, đặc biệt thích hợp để trị viêm họng, sổ mũi ở cả người lớn và trẻ em. Thịt gà chứa nhiều dinh dưỡng và các amino axit có tác dụng tăng sức đề kháng, kháng viêm, tiêu đờm, vị nóng ấm dễ ăn, giải cảm, hạ sốt tốt.

Nguyên liệu: Thịt gà 100g, một nắm gạo tẻ, hành mùi, gia vị vừa đủ.

Cách chế biến: Lấy gạo vo sạch rồi nấu thành cháo chín nhừ. Thịt gà rửa sạch, băm nhỏ rồi xào sơ với các gia vị. Cho thịt gà vào cháo, thêm hành, mùi, hạt tiêu. Nên ăn cháo gà khi còn nóng.

Cháo bí ngô

Trong y học cổ truyền món bí ngô có tính ấm, giúp kiện tỳ vị, tiêu đờm, giảm đau, sát trùng, giải độc, đồng thời rất giàu vitamin, khoáng chất và các axit hữu cơ tốt cho cơ thể. Món cháo bí ngô khi kết hợp với táo đỏ không chỉ thơm ngon bổ dưỡng, còn có tác dụng trị đờm giảm ho cho các F0 vô cùng hiệu quả.

Cách chế biến: Trước tiên bạn hãy lấy bí ngô cắt thành miếng nhỏ, cho vào nồi nấu cùng 500g táo đỏ, 200g đường đỏ cùng với nước vừa đủ. Nấu đến khi bí ngô chín nhừ thành cháo. Nên ăn khi cháo còn nóng.

chao-dau-xanh-16466562627261031608479

Cháo đậu xanh

Trong Đông y, đậu xanh có vị ngọt mát, tác dụng bổ tỳ, thanh nhiệt, giảm khát… Với hàm lượng kali và vitamin C dồi dào trong đậu xanh sẽ giúp thanh nhiệt, giải nhiệt, dịu nhẹ thanh quản, tránh bị khàn tiếng.

Cháo đậu xanh là món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu, giàu dưỡng chất giúp tăng cường kháng thể rất thích hợp với người đang sốt cao hoặc hết sốt còn mệt mỏi, đề kháng kém. Trẻ em, người lớn ăn kém, người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp dùng đều tốt.

Nguyên liệu: Đậu xanh cả vỏ 40g, gạo nếp 100g, gạo tẻ 50g, hành lá, tía tô, hạt nêm, đường, muối, hạt tiêu vừa đủ.
Cách làm: Bạn hãy cho cháo cùng các nguyên liệu kể trên vào ninh nhừ cho tới khi phần gạo và đỗ chín nhuyễn. Tiếp theo, bạn hãy cho thêm chút gia vị vừa ăn. Rồi sau cùng bạn thả hành lá tía tô vào thưởng thức khi cháo còn nóng có tác dụng giải nhiệt, tiêu đờm vô cùng tốt.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X