Chuyên gia BYT nói ‘thời điểm tốt’ để tiêm vắc xin cho trẻ 5-11 tuổi từng F0, bố mẹ nên biết

Trẻ sau khi khỏi cô vít rồi thì vẫn nên tiêm vắc xin để phòng tái nhiễm, phòng nguy cơ trở nặng nếu bị lây lần nữa. Đây là những thông tin mà mình tiếp nhận trong mấy hôm gần đây sau khi tìm hiểu. Tuy nhiên, trẻ đã khỏi sau khi tiêm xong thì

Trẻ sau khi khỏi cô vít rồi thì vẫn nên tiêm vắc xin để phòng tái nhiễm, phòng nguy cơ trở nặng nếu bị lây lần nữa. Đây là những thông tin mà mình tiếp nhận trong mấy hôm gần đây sau khi tìm hiểu.

Tuy nhiên, trẻ đã khỏi sau khi tiêm xong thì nên tiêm luôn để tăng cường kháng thể hay chờ tới lúc kháng thể suy giảm rồi mới tiêm? Đây cũng là mối bận tâm khác bên cạnh vấn đề tác dụng phụ của vắc xin mà nhiều phụ huynh chưa tìm thấy lời giải.

Sau nhiều ngày chờ đợi, trên VNE cuối cùng cũng có bài về vấn đề này. Thời gian cụ thể để tiêm vắc xin sau khi trẻ khỏi bệnh là bao lâu mình sẽ để ở bên dưới, mọi người cùng theo dõi để biết nhé.

hình ảnh

Vắc xin giúp trẻ củng cố hệ miễn dịch mạnh mẽ. Ảnh minh họa, nguồn: TTYT

Thời điểm có thể tiêm vắc xin cô vít cho trẻ sau khi khỏi F0

Theo GS. Phan Trọng Lân (Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế) cho hay: Việc tiêm vắc xin cô vít cho trẻ từ 5 – 11 tuổi sau khi khỏi bệnh là vô cùng quan trọng. ‘Trẻ em mắc cô vít nhẹ nên có thể hệ miễn dịch chưa có lượng kháng thể đầy đủ. Do đó, cần tiêm vắc xin sau khi nhiễm để đề phòng tái nhiễm. Thời điểm tiêm là 3 tháng sau khi mắc. Lúc này, cơ thể đã hồi phục và đảm bảo được sự an toàn khi tiêm chủng’, GS. Lân thông tin.

Còn theo PGS. Dương Thị Hồng (Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng, Phó viện trưởng Vệ sinh Dịch tễ Trung ương), cả nước có 11,8 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 5 – 11 tuổi. Trẻ trong độ tuổi 11 sẽ tiêm trước sau đó hạ thấp dần. Các địa phương sẽ triển khai tiêm cuốn chiếu theo từng trường, địa bàn căn cứ vào tình hình dịch và số lượng vắc xin được cung ứng.

Bà Hồng cũng cho biết: Bộ Y tế hướng dẫn người dân sau khi khỏi cô vít và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định, hồi phục sức khỏe sẽ được tiêm vắc xin cô ví

t. Việc tiêm nhắc lại vào thời gian nào sau khi khỏi còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người dân. Theo hướng dẫn, có thể tiêm sau khi khỏi bệnh và hoàn thành cách ly y tế. Song, thực tế người bệnh sau khi khỏi không thể phục hồi sức khỏe ngay chỉ sau 1 – 2 tuần. Thông thường, F0 cần từ 2 tuần đến 1 tháng để phục hồi sức khỏe tùy thể trạng của từng người.

Khi tiêm vắc xin cô vít sẽ có phản ứng như mệt mỏi, đau nhức, sốt… Nếu sức khỏe chưa hồi phục lại thêm những phản ứng sau tiêm thì sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Do đó, người dân cần theo dõi sức khỏe, khi cảm thấy sức khỏe đã phục hồi mới tiêm vắc xin.

Bà Hồng nhấn mạnh: Với trẻ mắc cô vít cũng giống người lớn, nên để sức khỏe phục hồi hoàn toàn mới tiêm vắc xin.

Trẻ sẽ tiêm 2 mũi vắc xin cùng loại, không tiêm trộn. Hai loại vắc xin được dùng là Pfizer (trẻ 5-11 tuổi) và Moderna (trẻ 6-11 tuổi). Liệu trình tiêm là 2 mũi cách nhau 4 tuần. Pfizer có liều tiêm 0,2 ml chứa 10 mcg vaccine còn Moderna có liều tiêm là 0,25 ml, chứa 50 mcg vaccine.

hình ảnh

Tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 – 11 tuổi. Ảnh minh họa, nguồn: THX

Tiêm vắc xin ngừa cô vít cho trẻ từ 5 – 11 tuổi mang lại nhiều lợi ích hơn là nguy cơ

PGS. TS Nguyễn Thanh Hùng GĐ BV Nhi đồng 1, TP.HCM) cho hay: Tiêm vắc xin ngừa cô vít cho trẻ từ 5 – 11 tuổi là việc hết sức cần thiết, mang lại nhiều lợi ích để bảo vệ hơn là nguy cơ.

Việc chích ngừa vắc xin cho trẻ là xu hướng toàn cầu. Các quốc gia khác còn đang nghiên cứu tiêm vắc xin cho trẻ dưới 5 tuổi, từ 6 tháng trở lại. Do đó, để bảo vệ trẻ, phụ huynh nên sớm đồng ý cho trẻ được tiêm. Nếu không trẻ sẽ là đối tượng yếu nhất, dễ nhiễm nhất. Nếu trẻ được tiêm thì cộng đồng trong trường học, xã hội sẽ an toàn hơn nhiều.

Cũng theo ông, qua nhiều đợt bùng phát mọi người đều thấy vắc xin không ngừa được 100% khả năng lây nhiễm nhưng giảm hẳn khả năng chuyển nặng. Đây là kết luận chung của toàn thế giới chứ không phải riêng ai. Kết luận này cũng áp dụng cho trẻ trong nhóm 5 – 11 tuổi.

PGS.TS. Dương Thị Hồng nhận định: Cô vít cũng như các bệnh do virus khác, chưa có thuốc đặc trị nên chúng ta cần phải đưa trẻ tiêm phòng nhằm chủ động phòng ngừa lây nhiễm. ‘Dưới góc độ người làm công tác tiêm chủng, chúng tôi thấy rất rõ bức tranh chúng ta đã giảm được gánh nặng bệnh tật rõ rệt, giảm hàng trăm đến hàng nghìn lần bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em so với nếu chúng ta không tiêm chủng’, bà nói.

Bà Hồng cũng nhấn mạnh: Dịch sởi cách đây vài năm cũng xảy ra rất thương tâm do vắc xin dù có nhưng nhiều trẻ chưa được tiếp cận nên chưa tiêm. Do đó, nhiều bé gặp những biến chứng trầm trọng và mất. Tương tự, với cô vít cũng vậy. ‘Một lần nữa, chúng tôi rất mong muốn các bậc phụ huynh hãy tin tưởng cho con mình tiêm chủng để phòng chống cô vít’, PGS. Hồng khuyên.

Đây là những gì mà chuyên gia đã chia sẻ với báo chí. Sắp tới, việc tiêm chủng cho trẻ từ 5 – 11 tuổi sẽ được triển khai. Các mẹ có thể tham khảo để biết thêm thông tin nhé.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X