Chính sách mới nhất về tiền lương sẽ có hiệu lực từ 15/4/2020: Có lợi cho người lao động

Mấy nay đi làm, em cứ thấy đến giờ ăn trưa là mấy người đồng nghiệp tụm năm, tụm bảy, vừa ăn, vừa bàn vụ chính sách mới về tiền lương sẽ có hiệu lực từ giữa tháng 4. Ban đầu em nghe cũng có hiểu gì đâu, thế là tính nhiều chuyện nổi lên,

Mấy nay đi làm, em cứ thấy đến giờ ăn trưa là mấy người đồng nghiệp tụm năm, tụm bảy, vừa ăn, vừa bàn vụ chính sách mới về tiền lương sẽ có hiệu lực từ giữa tháng 4.

Ban đầu em nghe cũng có hiểu gì đâu, thế là tính nhiều chuyện nổi lên, hôm nay đã lân la lại gần hỏi chuyện.

Mọi người bảo chính sách mới về tiền lương hay lắm, có nhiều chế độ tốt cho người lao động nên ai cũng hân hoan. Họ còn bảo em: “Nếu muốn hiểu tận tường hơn thì cứ lên mạng search, mấy nay các báo đưa tin rần rần rồi đấy”.

Ảnh minh họa – nguồn internet

Tất nhiên, những thứ liên quan đến quyền lợi của người lao động như mình thì phải xem liền đúng không các mẹ? Em vừa lên mạng thôi là em gặp đúng ngay trang Gia đình đưa đúng thông tin chính sách mới về tiền lương sẽ có hiệu lực từ giữa tháng 4, vậy là khỏi phải tra cứu, đỡ ghê luôn ạ.

“Căn cứ vào khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

Không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;

Không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật;

Trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

– Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

– Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

– Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

– Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Tuy nhiên, mức phạt tiền quy định nói trên là mức phạt đối với cá nhân, trừ một trường hợp quy định cụ thể khác.

Còn theo Điều 5 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động là tổ chức, mức phạt được nhân đôi. Như vậy, người sử dụng lao động là tổ chức sẽ bị phạt tối đa 100 triệu đồng nếu chậm trả lương cho người lao động.

Ảnh minh họa – nguồn internet

Ngoài ra, Khoản 3 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP nêu rõ: Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Mức xử phạt áp dụng từ 20.000.000 – 30.000.000 đồng với vi phạm từ 1 – 10 người lao động; từ 30.000.000 – 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 – 50 người lao động và từ 50.000.000 – 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Và Nghị định 28/2020/NĐ-CP này của Chính phủ sẽ có hiệu lực từ ngày 15/4/2020. Chính sách mới về tiền lương sẽ có hiệu lực từ giữa tháng 4 quả đúng là tin vui cho người lao động các mẹ ạ.

BÀI LIÊN QUAN
X