Chính sách mới nhất và những thay đổi về bảo hiểm y tế năm 2020, nắm rõ kẻo mất quyền lợi

Điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục trong năm 2020 Năm 2020, chính sách BHXH, BHYT có nhiều thay đổi sẽ ảnh hưởng đến người lao động, nhất là quyền lợi những người có thẻ BHYT 5 năm liên tục. Theo đó, người tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục, gián đoạn không

Điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục trong năm 2020

Năm 2020, chính sách BHXH, BHYT có nhiều thay đổi sẽ ảnh hưởng đến người lao động, nhất là quyền lợi những người có thẻ BHYT 5 năm liên tục.

Theo đó, người tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục, gián đoạn không quá 3 tháng theo quy định thì trên thẻ BHYT sẽ xác định thời gian đủ 5 năm liên tục.

Để được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh khi tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên thì cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên

– Có số tiền cùng chi trả chi phí chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở

Từ ngày 1/1/2020, lương cơ sở áp dụng mức 1,49 triệu đồng/tháng thì số tiền cùng chi trả phải lớn hơn 6 x 1,49 triệu đồng = 8,94 triệu đồng.

Từ ngày 1/7/2020, lương cơ sở áp dụng mức 1,6 triệu đồng/tháng thì số tiền cùng chi trả phải lớn hơn 6 x 1,6 triệu đồng = 9,6 triệu đồng.

Điều này đồng nghĩa, từ 1/7/2020, người bệnh phải thanh toán số tiền cùng chi trả lớn hơn so với thời điểm hiện nay thì mới được hưởng quyền lợi nêu trên.

Nhìn vào thẻ bảo hiểm y tế, sẽ biết ngay mức hưởng bảo hiểm là bao ...

Mức hưởng bảo hiểm y tế năm 2020 thay đổi thế nào?

Mức hưởng BHYT đúng tuyến: Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định, người tham gia BHYT khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được quỹ BHYT thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng với mức hưởng:

– 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu là bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…

– 95% chi phí khám, chữa bệnh nếu là người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…

– 80% chi phí khám, chữa bệnh nếu là đối tượng khác.

Mức hưởng BHYT trái tuyến: Cũng theo Luật này, tại khoản 3 Điều 22, khi đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến, người có thẻ BHYT sẽ được quỹ BHYT thanh toán:

– 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương;

– 60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020 tại bệnh viện tuyến tỉnh;

– 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.

Bảo hiểm y tế 2020 - Mức đóng và quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế

Tăng mức thanh toán trực tiếp cho người có thẻ BHYT

Theo Nghị quyết 86/2019/QH14, lương cơ sở từ ngày 01/7/2020 tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng thay vì 1,49 triệu đồng/tháng như trước đó. Do vậy mức thanh toán trực tiếp cho người có thẻ BHYT cũng tăng tương ứng.

Cụ thể:

– Khám, chữa bệnh tại tuyến huyện và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT:

Ngoại trú: Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám, chữa bệnh, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp tăng từ 223.500 đồng lên 240.000 đồng.

Nội trú: Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp tăng từ 745.000 đồng lên 800.000 đồng.

– Khám, chữa bệnh nội trú tại tuyến tỉnh và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT: Tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp tăng từ 1,49 triệu đồng lên 1,6 triệu đồng.

– Khám, chữa bệnh nội trú tại tuyến trung ương và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT: Tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp tăng từ 3,725 triệu đồng lên 04 triệu đồng.

– Khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký ban đầu không đúng quy định:

Ngoại trú: Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám, chữa bệnh, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp tăng từ 223.500 đồng lên 240.000 đồng.

Nội trú: Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp tăng từ 745.000 đồng lên 800.000 đồng.

HAVIP】Mua bảo hiểm y tế tự nguyện 2020 ở đâu? | Luật Havip

Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thay đổi thế nào?

Năm 2020, khi Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng, mức đóng BHYT của người tham gia BHYT theo hộ gia đình cũng tăng lên. Mức tăng cụ thể như sau:

Người thứ nhất đóng 1,6 triệu đồng x 4,5 % = 72.000 đồng/1 tháng. Mức đóng trước đây là 67.050 đồng/1 tháng, tăng 4.950 đồng/1 tháng hay 59.400 đồng/1 năm.

Người thứ hai đóng 1,6 triệu đồng x 4,5% x 70% = 50.400 đồng/1 tháng, tăng 3.465 đồng/1 tháng, tương đương 41.580 đồng/1 năm

Người thứ ba đóng 1,6 triệu đồng x 4,5% x 60% = 43.200 đồng/1 tháng, tăng 2.970 đồng/1 tháng, tương đương 35.640 đồng/1 năm.

Người thứ tư đóng 1,6 triệu đồng x 4,5% x 50% = 36.000 đồng/1 tháng, tăng 2.475 đồng/1 tháng, tương đương 29.700 đồng/1 năm.

Từ người thứ năm trở đi, mức đóng là 1,6 triệu đồng x 4,5% x 40% = 28.800 đồng/1 tháng, tăng 1.980 đồng/1 tháng, tương đương 23.760 đồng/1 năm.

Thanh toán chi phí xét nghiệm COVID-19 thế nào?

Bộ Y tế có Công văn số 4051/BYT-KHTC gửi đến Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19.

Cụ thể, tại công văn này, Bộ Y tế có đề nghị thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 cho người có thẻ Bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau:

– Người bệnh phải thực hiện các biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và người nhiễm Covid-19 đang khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế;

– Các trường hợp được cơ sở y tế chỉ định thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.

Công văn cũng quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc trong một số trường hợp như sau:

– Dịch vụ xét nghiệm vi khuẩn/ virus/ vi nấm/ ký sinh trùng Real-time PCR: 734.000 đồng/mẫu nghiệm với trường hợp xét nghiệm bằng phương pháp Real-time PCR;

– Dịch vụ xét nghiệm vi khuẩn/ virus/ vi nấm/ ký sinh trùng test nhanh: 238.000 đồng/mẫu nghiệm với trường hợp thực hiện test nhanh.

Chuyên gia nhập cảnh Việt Nam từ 5/8/2020 phải có BHYT quốc tế

Mới đây, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 vừa có công văn 3949/CV-BCĐ về việc tăng cường đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 cho chuyên gia nhập cảnh Việt Nam làm việc.

Theo đó, các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố phải thông báo cho các đơn vị mời chuyên gia vào làm việc đảm bảo chuyên gia có bảo hiểm y tế (BHYT) quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức mời chuyên gia cam kết chi trả chi phí điều trị trong trường hợp bị mắc COVID-19.

Chuyên gia được xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Real time-PCR trong thời gian từ 3 đến 7 ngày trước ngày nhập cảnh vào Việt Nam. Xét nghiệm SARS-CoV-2 phải được thực hiện tại phòng xét nghiệm do Chính phủ phê duyệt hoặc thuộc hệ thống phòng xét nghiệm của Tổ chức Y tế thế giới.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X