Chẳng may mắc 14 𝚋ệ𝚗𝚑 này cứ dùng rau ngổ là khỏi

Người ta thường biết đến rau ngổ như một loại rau thơm dùng trong các bữa ăn gia đình. Đây cũng được coi là một loại dược liệu trong y học cổ truyền, rất nhiều thầy thuốc đã tìm và điều chế thuốc từ rau ngò om. Tìm hiểu thêm về cây rau ngổ và

Người ta thường biết đến rau ngổ như một loại rau thơm dùng trong các bữa ăn gia đình. Đây cũng được coi là một loại dược liệu trong y học cổ truyền, rất nhiều thầy thuốc đã tìm và điều chế thuốc từ rau ngò om. Tìm hiểu thêm về cây rau ngổ và 14 công dụng chữa bệnh tuyệt vời của loại rau này.

Cây rau ngổ, đặc điểm và cách trồng

Cây rau ngổ là một gia vị được dùng như rau thơm trong các bữa cơm gia đình Việt. Tùy từng vùng miền mà nó còn được gọi với nhiều cái tên như ngò điếc, ngò om, ngò thơm, ngổ đắng, ngổ trâu, ngổ đất,… Trong khoa học, rau ngổ được gọi với cái tên là Enydra fluctuans Lour. Loại rau này thuộc họ cúc và cái tên Buffalo spinach là tên tiếng Anh của loài rau này.

Đặc điểm mô tả

Hầu hết người dân Việt đều biết đến loại rau ngổ này bởi nó có nhiều công dụng và dễ trồng. Trong các bữa ăn hằng ngày rau ngổ như một món rau thơm hay là gia vị nấu canh chua của các vùng miền phía Nam.

Thân cây mềm xốp thuộc họ thân thảo, bên trong mỗi thân cây có cảm giác nhiều nước và rất xốp. Thân cây nhẵn hình trụ mọc thẳng và phân thành những nhánh nhỏ, có những cây cao nhất có thể dài tới hàng mét. Thân cây có nhiều mắt nhánh và mọc vươn thẳng lên.

Lá mọc thẳng từ thân cây và không cuống, những hàng lá mọc đối diện nhau có phần dưới của lá ôm vào thân cây. Ở mép mỗi lá rau ngổ có những cạnh hình răng cưa nhỏ, các lá thường dài khoảng 4 – 6 cm và có chiều rộng từ khoảng 6 – 10 cm. Có một số cây rau ngổ mọc dại nên không được chăm sóc sẽ gầy guộc hơn và các bộ phận của cây cũng không được bụ bẫm như cây rau được chăm sóc, tưới bón đầy đủ.

Sự thực về thảo dược rau ngổ, trà xanh trị gan nhiễm mỡ | Vinmec

Hình ảnh cây rau ngổ xuất hiện nhiều trong đời sống hằng ngày

Cây rau này vốn sống ở dưới nước sẽ cho thân hình tươi xốp và bụ bẫm. Khi cây ra hoa sẽ cho những bông hoa cụm đầu, cánh hoa mỏng màu xanh lục nhạt hoặc màu trắng và không cuống. Cây ra hoa thường vào khoảng từ tháng 11 cho đến khoảng tháng 4. Tất cả các hoa đều có khả năng cho quả và quả bé, không có lông mao. Các hoa thường mọc theo quy luật hoa cái mọc ngoài, hoa lưỡng tính mọc bên trong.

Trên thân cây thường có các mắt nhánh, những mắt này có khả năng cho rễ và khi rễ đủ dài có thể bám trực tiếp xuống nước hoặc bùn để tự hấp thụ chất dinh dưỡng. Rễ cây rau ngổ mềm xốp, chính bởi vậy mà khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của nó tương đối tốt. Bởi vậy cây này khá dễ trồng và không mất nhiều công chăm sóc.

Cách trồng cây rau ngổ

Tại các vùng miền của Việt Nam cây rau ngổ dễ sinh sống và phát triển tốt. Cây ngổ trâu này thường mọc ở những vùng ao nước, đầm hồ, ruộng bùn,…Giống ngổ trâu đặc biệt ưa nước nên thường người trồng rau sẽ chọn những khu vực có nước để trồng cho rau phát triển tốt. Phải nói rau ngổ đất rất dễ sinh sôi và phát triển, nếu trồng tại vùng bùn nước có nhiều chất dinh dưỡng cây cho nhánh rất nhiều và bụ bẫm.

Cũng bởi đặc tính dễ chăm, dễ trồng mà ít người trồng cây từ hạt. Người trồng thường vơ ít rễ cây hoặc cắt một đoạn ngọn khoảng 20 – 25cm từ những gia đình đang có sẵn rau ngổ và đem trồng xuống bùn. Cây rau này sẽ phát triển rất nhanh và cho thu hoạch sớm. Rau ngổ đất đặc biệt ưa nước, nên nước được coi như một nguồn dinh dưỡng giúp cây phát triển. Người trồng cần đáp ứng đủ điều kiện nước cho cây.

Khi cấy rau tầm khoảng 10 ngày, cây bắt đầu bén rễ và mọc vươn lên thì người trồng có thể tùy thuộc vào đất trồng có đủ chất dinh dưỡng hay không mà bón thêm. Những chất dinh dưỡng có thể cung cấp cho cây như phân, đạm hoặc nước rửa chuồng của gia súc nuôi trong nhà,… Sau khi mưa, sương xuống có thể đem bón thêm tro đốt từ rơm rạ để bổ sung kali cho rau phát triển tốt hơn.

6 công dụng chữa bệnh của rau ngổ ít ai biết

Cây rau ngổ dễ trồng và chăm sóc dễ dàng

14 công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây rau ngổ

Nhắc đến những công dụng rau ngổ trâu thì nhiều người nghĩ ngay đến hình ảnh cây rau ngổ trâu trong các bữa cơm hằng ngày. Nhiều gia đình coi đây như một món gia vị, món rau thơm không thể thiếu.

Ngoài ra, nó còn là bài dược liệu quý giá trong y học dùng để chữa một số bệnh. Trong thành phần của rau ngổ có chứa nhiều vitamin B, vitamin C, nước, thành phần protein, glucid và một số hợp chất giúp kháng viêm hiệu quả. Vậy cây rau ngổ chữa bệnh gì? Tìm hiểu 14 công dụng tuyệt vời của rau ngổ đất đối với y học.

Chữa bệnh sỏi thận bằng cây rau ngổ

Trong y học lưu truyền bài thuốc dùng cây rau ngổ chữa sỏi thận, loại cây này có tác dụng trong việc giảm các cơn co thắt cơ trơn, giúp máu tuần hoàn và lọc máu tốt hơn. Ngoài ra, trong điều trị sỏi thận, cây rau ngổ giúp giãn mạch máu, tốt cho đường tiểu,…

Rau om nấu nước uống có tác dụng gì? Trong bài thuốc chữa sỏi thận, người bệnh chỉ cần duy trì thói quen uống nước rau ngổ nấu có thể giúp thận bài tiết tốt, tiêu sỏi. Dùng một lượng rau ngổ tươi khoảng 50 – 100 gam nấu với khoảng 2 bát nước, kết hợp uống cùng rau mã đề hoặc râu ngô. Để tác dụng của rau ngổ phát huy hiệu quả giúp làm tiêu sỏi ở thận thì người bệnh nên uống đều đặn hằng ngày.

Rau ngổ trị tiểu đường - những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe

Rau ngổ có tác dụng trong điều trị cho bệnh nhân sỏi thận

Cây rau ngổ chữa bệnh khớp

Rau ngổ chữa được bệnh xương khớp không? Câu trả lời là có, bởi trong thành phần cây rau ngổ có chứa một số hoạt chất tốt cho xương khớp như coumarin, hoạt chất carotene,… Đây được coi là bài thuốc vừa hiệu quả cho xương khớp lại vừa giảm tối đa chi phí điều trị, bởi rau ngổ dễ trồng, giá thành cũng rẻ.

Khi rau ngổ được thu hái về, có thể dùng ngay rau ngổ tươi để điều chế nước thuốc. Rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng rồi vớt ra cho ráo. Dùng khoảng 50 gam rau ngổ trâu tươi đun cùng 1 lít nước lọc. Với công thức này người bệnh chỉ cần đun lửa vừa trong khoảng 20 phút là tắt bếp, đợi nguội là có thể uống.

Bài thuốc này có thể dùng hằng ngày mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh xương khớp. Thời điểm lý tưởng để rau ngổ trâu phát huy tác dụng là uống vào mỗi sáng

Trị bệnh đái dầm

Những người thường xuyên són tiểu, tè dầm thì có thể áp dụng bài thuốc từ cây rau ngổ vào trong điều trị dứt điểm chứng bệnh khó nói này. Sử dụng rau ngổ tươi, cỏ mần trầu, cùng rau mùi tàu với lượng khoảng 20 gam mỗi loại và 10 gam lá cỏ sữa nhỏ. Những loại rau trên đem rửa sạch, thái nhỏ rồi mang phơi khô dưới nắng để sắc thuốc. Sau khi phơi khô đem sắc cùng 400ml nước lọc, đun tới khi nước cạn chỉ còn khoảng 100ml thì tắt bếp.

Đây là bài thuốc hiệu quả đối với những người hay tè dầm khi ngủ. Uống vào buổi tối sau giờ ăn, dùng 3 – 4 lần để có hiệu quả.

Ngò ôm – Wikipedia tiếng Việt

Những người mắc chứng tè dầm có thể áp dụng bài thuốc với rau ngổ

Chữa bệnh đi tiểu ra máu

Đối với những bệnh nhân đi tiểu ra máu có thể dùng bài thuốc dân gian với cây rau ngổ. Sử dụng rau ngổ kết hợp với cây cỏ tháp bút, rễ của cây cỏ tranh, lấy mỗi loại 10 gam. Sau đó đem rửa sạch, thái thành từng khúc nhỏ, phơi khô. Sau khi phơi khô đem tẩm với một ít rượu sau đó sao vàng và sắc nước uống. Liều lượng như vậy dùng trong ngày, chia làm hai lần uống để cây rau ngổ có hiệu quả.

Chữa ho cảm, sổ mũi

Đối với người bị mắc chứng cảm ho, sổ mũi, hắt xì thì có thể sử dụng ngay rau ngổ tươi. Dùng khoảng một lượng rau ngổ tươi độ 20 gam sắc nước rau ngổ và uống đến khi dứt bệnh.

Rau Ngổ Chữa Viêm Khớp Đơn Giản, Hiệu Quả Tại Nhà

Cảm ho, sổ mũi thông thường dùng rau ngổ tươi sắc nước uống

Chữa khi nổi ban đỏ

Khi nổi ban đỏ có thể áp dụng bài thuốc dùng cây rau ngổ, cây dây vác tía mỗi loại 20 gam kết hợp với 10 gam mỗi loại măng sậy và đọt tre mỡ. Tất cả đem rửa sạch sẽ rồi thái nhỏ và sắc nước uống. Nên dùng nước uống sắc trong ngày, không để qua ngày hôm sau thuốc không có tác dụng.

Chữa các bệnh ho lâu ngày do viêm phế quản mãn tính

Bị ho lâu ngày không dứt dùng cây rau ngổ tươi khoảng 50 gam đem rửa sạch, giã hoặc xay nhuyễn sau đó vắt nước cốt, cho vài hạt muối hạt vào hòa tan. Ngay khi ngủ dậy uống luôn và đều đặn trong 10 – 15 ngày. Lưu ý là lúc ngủ dậy phải uống luôn chưa cần đánh răng hay súc miệng.

Công dụng "thần kỳ" của rau ngổ có thể bạn chưa biết

Giã nát rau ngổ vắt lấy nước cốt uống có thể trị ho lâu ngày do viêm phế quản mãn tính

Kháng viêm, chữa các bệnh đau nhức do sưng tấy

Những vết sưng tấy, gây viêm và đau nhức dùng 1 nhúm rau ngổ tươi đã rửa sạch, đem giã nhuyễn và đắp lên vùng bị sưng tấy. Các hoạt chất có trong thành phần cây rau ngổ sẽ giúp giảm sưng, đau nhức và kháng viêm hiệu quả.

Bài thuốc chữa đầy hơi, khó tiêu, tức bụng

Rất nhiều người thường hay mắc chứng đầy hơi, ăn không tiêu, việc này thường xuyên diễn ra ảnh hưởng đến tiêu hóa. Dùng rau ngổ trâu tươi đem rửa sạch kết hợp với mộc hương nam sắc với 1 lít nước, đun đến khi cạn chỉ còn 250ml thì tắt bếp. Lượng thuốc trên uống 2 lần/ngày.

Kháng viêm và nhanh lành vết thương do mủ

Người bị mưng mủ, vết thương lâu lành để kháng viêm, tránh nhiễm trùng thì giã nát rau ngổ tươi sau đó đắp lên vết thương. Lưu ý là trước khi đắp cây rau ngổ phải rửa sạch và sát khuẩn vết thương.

Trị vết thương do rắn cắn

Người bị rắn cắn muốn điều trị vết thương có thể dùng cây rau ngổ tươi khoảng 15 – 20 gam, kết hợp với kiến cò 25 gam. Tất cả rửa sạch và giã nát rồi thêm khoảng 20 – 30ml rượu trắng. Lọc lấy nước và uống, còn bã thì dùng đắp lên vết thương do rắn cắn. Uống đến khi vết thương liền và không đau nhức.

Chữa bệnh gan, máu nhiễm mỡ

Những bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ muốn cải thiện sức khỏe có thể dùng bài thuốc từ cây rau ngổ để chữa bệnh. Rau ngổ tươi khoảng 100 gam và bạc hà tươi 50 gam đem rửa sạch, phơi khô rồi sau vàng lên, sau đó đem hạ thổ 1 lần. Dùng cây rau ngổ và lá bạc hà đã hạ thổ sắc với 100ml nước lọc đun trong 10 phút.

Uống sau khi ăn tối và duy trì bài thuốc này uống đều đặn trong 1 tháng. Khi dùng thuốc cần dừng ăn các loại nội tạng động vật và hải sản.

Bài thuốc hữu hiệu trong phòng và chữa ung thư

Một số công trình nghiên cứu chỉ ra cây rau ngổ có chứa thành phần ức chế các tế bào ung thư, kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Cây rau ngổ cũng trở thành một trong những bài thuốc hữu hiệu để phòng và chữa bệnh ung thư.

Người bệnh dùng rau ngổ tươi, rau mồng tơi non khoảng 100 gam mỗi loại, đem rửa sạch, giã nát và vắt nước cốt uống. Khi uống cho thêm 5 thìa canh dấm ăn được làm từ chuối, uống lúc 12h trưa để công hiệu tốt hơn.

Trị các bệnh đường tiết niệu

Một số bệnh đường tiết niệu như tiểu buốt, đi tiểu thường xuyên,…làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Các triệu chứng khác như đau vùng bụng dưới, vô hóa tiền liệt tuyến, viêm đường tiết niệu,…thì bài thuốc từ cây rau ngổ mang đến hiệu quả tích cực trong điều trị.

Chuẩn bị rau ngổ tươi khoảng 40 – 60 gam, một ít nước đun sôi để nguội, một ít muối tinh sạch. Rửa sạch rau ngổ trâu, cho vào cối giã nát rồi lọc với nước đun sôi để nguội, bỏ thêm một thìa cafe muối tinh vào khuấy đều và uống mỗi ngày. Nên duy trì uống đều đặn để công dụng rau ngổ trâu phát huy tác dụng hiệu quả đối với bệnh nhân mắc các chứng về đường tiết niệu.

Lưu ý khi sử dụng cây rau ngổ

Khi sử dụng rau ngổ bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Trước khi sử dụng nên rửa sạch thật kỹ để loại bỏ vi khuẩn, côn trùng, giun sán…dính trên thân cây. Bởi đây là loại cây chuyên mọc dưới đầm lầy nên cần ngâm rửa kỹ để tránh bị ngộ độc khi sử dụng.

Bài thuốc quý trị bệnh cực tốt từ rau ngổ

Nên rửa sạch rau ngổ để loại bỏ độc tố

  • Tuy chưa có một tài liệu nào chứng minh rau ngổ có tính độc nhiều tuy nhiên để tránh những tác dụng phụ không mong muốn tốt nhất không nên sử dụng quá nhiều.
  • Khi sử dụng rau ngổ để điều trị bệnh cho trẻ em tốt nhất cha mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước.
  • Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi dùng rau ngổ bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và chuẩn đoán.

Bài viết vừa giới thiệu về cây rau ngổ và một số công dụng chữa bệnh tuyệt vời mà loại rau này đem lại. Người bệnh có thể để lại thông tin để được tư vấn kỹ hơn khi sử dụng các bài thuốc sắc từ cây rau ngổ để chữa bệnh.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X