Cậu bé nhiễm côvy phổi hỏng 90%, BS từng nhắn mẹ: ‘Hãy cầu nguyện cho P’ và phép màu đã đến

Hiện có rất nhiều em bé đang phải hàng ngày chống lại virus “cô vít” để giành giật sự sống, đã có những em trở nặng, rơi vào nguy kịch trong quá trình chiến đấu với vi rút đó mọi người. Như trường hợp một em mình đọc được trên báo điện tử Vietnamnet chẳng

Hiện có rất nhiều em bé đang phải hàng ngày chống lại virus “cô vít” để giành giật sự sống, đã có những em trở nặng, rơi vào nguy kịch trong quá trình chiến đấu với vi rút đó mọi người.

Như trường hợp một em mình đọc được trên báo điện tử Vietnamnet chẳng hạn. Em này thuộc trường hợp thừa cân khi nhiễm bệnh, tình trạng rất nặng, rơi vào hôn mê, nhưng sau khi tỉnh lại thì không nhớ ai cả chỉ nhớ được mỗi mẹ.

Nội dung dưới đây mình sẽ chia sẻ lại về trường hợp của em này, mọi người hãy quan tâm bảo vệ con em mình hơn nữa trước dịch bệnh nhé.

hình ảnh

Trải qua 50 ngày điều trị, P tỉnh dậy chỉ nhớ được mẹ của mình. Nguồn: Internet

Bệnh nhi nhiễm cô vít hỏng phổi tới 90%

Em này tên là L.M.P, 15 tuổi nhưng nặng tới 120kg, em mắc “cô vít” rất nặng, phổi hỏng tới 90% rồi. Em nhập viện ngày 4/11. Hoàn cảnh của em P cũng rất thương tâm, em mất ba từ nhỏ, bỏ học mưu sinh từ sớm.

Khi mắc “cô vít”, em nhanh chóng rơi vào nguy kịch. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) quyết định đặt nội khí quản trợ thở và sẵn sàng can thiệp ECMO.

21h đêm hôm đó, bác sĩ CKII. Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP gọi cho mẹ em P. và thông báo tình hình. Lúc này, anh trai đang ở cùng P. trong viện được mẹ ủy quyền ký cam kết chạy ECMO cho em.

6 bác sĩ, 8 điều dưỡng hoàn thành kết nối hệ thống ECMO với cơ thể em P. Ngay sau đó, oxy máu cải thiện rất tốt, thông số máy thở giảm hẳn. Mọi người thở phào dù vô cùng mệt mỏi, thời điểm đó là 1h30 sáng.

Vậy nhưng quá trình chăm sóc em rất gian nan. Bản thân em P. xoay trở khó khăn vì giường quá nhỏ so với cơ thể, đờm nhớt nhiều gây khó thở. Sau đó, em bị bội nhiễm, tình trạng viêm ngày càng cao và bị cơn bão cytokine tấn công. Các bác sĩ xác định, virus vẫn nằm trong mô mỡ, gây ra phản ứng viêm mạnh mẽ.

Cũng may, trải qua 4 đợt lọc máu hấp phụ, các phản ứng viêm đã được kiểm soát.

Mỗi lần xoay trở P. cần đến 4-5 điều dưỡng và bác sĩ cùng hỗ trợ. Để đảm bảo hiệu quả cao nhất, bệnh viện thành lập các nhóm riêng biệt, một đội chăm sóc vết thương, một đội liên quan đến ECMO.

Sau 3 tuần điều trị tại Khoa Nhiễm, các bác sĩ phải lên kế hoạch dài đến 3 trang để chuyển em lên Khoa Hồi sức một cách an toàn. Bác sĩ Tiến cho biết: Chỉ cần sai sót 1 chút trong khi vận chuyển, một đường dây không may rớt ra, thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thống ECMO đang kết nối với em P, rất nguy hiểm.

hình ảnh

Nặng cân chính là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng của P thêm nguy hiểm. Nguồn: Vietnamnet

Bác sĩ Tiến luôn nhắc nhở ê-kíp: “Chúng ta đã đưa em ấy đến gần bờ, nhưng cần phải đưa vào bờ. Trong ngành y, chỉ cần một phút lơi lỏng, bệnh nhân có thể lại xa bờ, nên phải chăm sóc tới nơi tới chốn cho em P”.

Ông còn so sánh tình trạng của P. nghiêm trọng không kém trường hợp của phi công Anh số 91 được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy cứu sống cách đây 1 năm, chắc nhiều người cũng biết rồi.

Ông xúc động: “Phi công 91 tưởng như phải ghép phổi. Hai lá phổi của P. cũng hư đến 90%, chỉ còn 10% bình thường, cực kỳ nghiêm trọng nhưng con đã vượt qua chính mình”.

Tỉnh dậy sau hôn mê, mọi thứ đều trống trơn chỉ nhớ được mỗi mẹ

Theo bác sĩ CKII Lê Vũ Phượng Thy, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng TP chia sẻ: P. là một cậu bé kiên cường và rất tình cảm. Bác sĩ Thy khẳng định, thành công với một người bị nặng không chỉ ở kỹ thuật cao hay tay nghề bác sĩ. Đó là kết quả tổng hợp về chuyên môn và chính nghị lực của người nhiễm nữa.

Bác sĩ Thy nhớ lại: “Tôi nhớ mãi cái nắm tay của P khi tập thở và rút nội khí quản. Con rất sợ, nhưng con đã làm được. Vì con kiên cường nên đã hồi phục”.

Suốt hơn 50 ngày điều trị, trong đó 26 ngày can thiệp ECMO, có những thời điểm, gia đình đã tuyệt vọng. Thậm chí mẹ của em P còn hỏi trực tiếp bác sĩ Tiến, nếu không cứu được thì gia đình sắp xếp ngày xin về. Tuy nhiên bác sĩ Tiến chỉ có thể nhắn nhủ: “Mẹ hãy cầu nguyện những điều tốt nhất cho P.”.

P nhớ lại, khi vừa tỉnh dậy, cậu bé gần như trống trơn ký ức, không nhớ bất cứ điều gì. Hình ảnh duy nhất trong đầu P hiện ra là mẹ.

hình ảnh

P và gia đình trong ngày xuất viện. Nguồn: Vietnamnet

P nói: “Con chỉ nhớ duy nhất mẹ thôi. Con rất muốn được về sớm với mẹ”. Sau đó, nguyện vọng này được các bác sĩ đáp ứng ngay bằng cách gọi video call để 2 mẹ con sum vầy. Đây cũng là một phần động lực để em có thể hồi phục như hiện tại.

Sau khi hồi phục, P giảm gần 30kg, cậu vẫn phải tập luyện và chăm sóc kỹ lưỡng vết thương, cũng như nâng đỡ tâm lý. Bởi lẽ, có thời điểm, P bế tắc và đòi đoàn tụ với người cha đã khuất.

Các bác sĩ, điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi đồng TP khẳng định: Sẽ đồng hành cùng P. trên chặng đường còn khá dài này. Trong đó một bác sĩ chia sẻ: “Cứu sống một trường hợp, chúng tôi cũng giúp cả một gia đình được đoàn tụ. Đây là món quá Giáng sinh ý nghĩa nhất”.

Thông tin trên mình đọc được trên báo thấy hay nên chia sẻ lại cho mọi người cùng biết. Sẽ không biết trước được điều gì sẽ xảy ra nếu nhiễm virus “cô vít” vì vậy trong mọi trường hợp mọi người cần phải hết sức cẩn thận tránh bị lây nhiễm. Nếu đã nhiễm rồi thì cố gắng mạnh mẽ vượt qua, nên hi vọng khi có đủ ý chí thì mọi khó khăn cũng sẽ vượt qua thôi.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X