Cậu bé 12 tuổi đến nghĩa trang vào ban đêm để tìm mẹ vì lý do đau lòng – Thật sự yêu trẻ em, xin vui lòng làm 3 điều này

Trên phố lúc 1h sáng, cậu bé 12 tuổi bắt taxi về quê tìm mẹ. Vì cậu bé không nhớ địa chỉ quê quán nên người tài xế đã đưa cậu bé đến nhờ cảnh sát giúp đỡ. Thấy cậu bé đặc biệt chán nản, viên cảnh sát đã đưa cậu về đồn và tìm

Trên phố lúc 1h sáng, cậu bé 12 tuổi bắt taxi về quê tìm mẹ.

Vì cậu bé không nhớ địa chỉ quê quán nên người tài xế đã đưa cậu bé đến nhờ cảnh sát giúp đỡ. Thấy cậu bé đặc biệt chán nản, viên cảnh sát đã đưa cậu về đồn và tìm cho cậu thứ gì đó để ăn.

Chuyện gì đã xảy ra, để đứa trẻ này liều mạng ra đường lúc nửa đêm. Bố nó đâu?

Với hàng loạt nghi vấn, người cảnh sát hỏi cậu bé nhưng cậu không sẵn lòng tiết lộ thông tin gì về gia đình và lý do ra ngoài.

Trong cơn tuyệt vọng, người cảnh sát chỉ có thể đưa cậu bé đến nơi cậu muốn đi.

Trên đường đến đồn cảnh sát, cậu bé im lặng nói: “Con chỉ muốn đến mộ mẹ…”

Nghe điều cậu bé nói xong, là cha mẹ ai cũng sẽ gần như bật khóc và muốn ôm cậu bé vào lòng. Cũng may, người cảnh sát đã ôm lấy cậu, liên tục an ủi.

Mẹ của cậu bé không còn trên đời nữa, vậy người bố đang làm gì?

Mãi sau đó, người cảnh sát cũng biết được lý do cậu bé bỏ nhà đi vì bố có bạn gái mới và khi gặp chuyện không vui ở trường, cậu đã nghĩ đến mẹ.

Trẻ 12 tuổi đã bước vào giai đoạn dậy thì, các em thường rất cần sự đồng hành và hướng dẫn của cha mẹ, nếu không sẽ khó giải quyết được những chuyện không vui.

Trên thực tế, điều mà một đứa trẻ muốn là được đồng hành khi cô đơn, được hướng dẫn khi bối rối và được chia sẻ khi hạnh phúc.

Những bậc cha mẹ thật lòng yêu thương con cái thì nên làm 3 điều này:

1. Đồng hành khi con cô đơn

Cậu bé 12 tuổi đến nghĩa trang vào ban đêm để tìm mẹ vì lý do đau lòng - Thật sự yêu trẻ em, xin vui lòng làm 3 điều này-1

Trong một cuốn sách, tác giả có viết như sau: “Đồng hành cũng là một loại sức mạnh. Trên đời này, không có ai là đảo cô đơn. Không có bầu bạn, cũng mất đi ý nghĩa sinh tồn.”

Đúng vậy, có rất nhiều bậc cha mẹ trong cuộc sống thực tế đã vì công việc của mình mà bỏ mặc con cái.

Đồng nghiệp cũ của tôi, chị Mỹ Linh, điều hành một cửa hàng hoa. Chị gần như tự đảm nhiệm hết các công việc của cửa hàng, lại rất chỉn chu với công việc nên rất bận rộn.

Chồng của Mỹ Linh cũng là một người đàn ông có định hướng nghề nghiệp. Anh ấy đã làm việc ở nhiều nơi khác nhau trong nhiều năm và chỉ về nhà một vài lần mỗi năm.

Vợ chồng đều bận công việc riêng, ít có thời gian dạy dỗ con cái nên anh chị đành để con ở nhà bà ngoại.

Đứa trẻ lớn lên từng ngày, loáng một cái đã vào cấp 3 nhưng rất nghịch.

Một ngày nọ, tôi đang mua hoa ở cửa hàng của Mỹ Linh, khi ấy chị đang nghe dở cuộc điện thoại nên tôi tự mình chọn hoa.

Đột nhiên, tôi nghe thấy Mỹ Linh bật khóc: “Thắng bé lấy bao nhiêu vậy? Đừng gọi cảnh sát, tôi sẽ đến ngay.”

Mỹ Linh vừa khóc vừa chạy ra khỏi cửa hàng, tôi đuổi theo và nói: “Đi xe của em. Chị không có xe đi, bất tiện lắm.”

Mỹ Linh lên xe của tôi. Trên đường đi, Mỹ Linh nói không mạch lạc: “Con trai chị ăn trộm tiền của các bạn cùng lớp ở trường và bị phát hiện. Chị thực sự là một người mẹ thất bại.”

Cậu bé 12 tuổi đến nghĩa trang vào ban đêm để tìm mẹ vì lý do đau lòng - Thật sự yêu trẻ em, xin vui lòng làm 3 điều này-2

Khi đến trường, thầy hiệu trưởng nói với Mỹ Linh chuyện đã xảy ra, Mỹ Linh nói: “Thằng bé lấy bao nhiêu tiền, tôi sẽ trả gấp đôi, xin đừng gọi cảnh sát. Tất cả đều là lỗi tôi quá bận rộn, không có thời gian dạy dỗ thằng bé nghiêm khắc.”

Nhìn thấy bộ dạng cầu xin của Mỹ Linh, tôi cảm thấy khó chịu. Tôi biết rằng với tư cách là một người mẹ, đó là bản năng cầu xin thay cho một đứa trẻ.

Nhưng, nếu nghĩ sâu hơn về việc này, có một lý do tại sao một đứa trẻ lại trở nên nổi loạn như vậy?

Ở cái tuổi mà trẻ cần học về đạo lý, cha mẹ lại không ở bên cạnh dạy bảo, không ngạc nhiên khi con lại hư như vậy. Khi đứa trẻ gặp vấn đề, lúc này cha mẹ mới tìm cách “làm một việc gì đó” để “chữa cháy”. Trên thực tế, đối với trẻ em, hạnh phúc lớn nhất là được cha mẹ bầu bạn.

Có sự đồng hành của cha mẹ là điều may mắn nhất trong cuộc đời của một đứa trẻ; có sự đồng hành của cha mẹ là niềm tin lớn nhất để một đứa trẻ bước đi trên thế giới.

Tất cả các bậc cha mẹ phải sẵn sàng dành thời gian cho con cái của họ.

Một chuyên viên tư vấn tình cảm khi còn trẻ cũng hết lòng vì sự nghiệp. Đến một ngày, anh nhận ra mình sau này sẽ hối hận cả đời nếu ngay lúc này anh không ở bên con gái.

Vậy nên, anh quyết những danh vọng mình đang có, trở về cuộc sống đời thường để đồng hành cùng vợ và con gái.

Từ đó người ta thấy mọi hoạt động của chuyên viên tư vấn này đề xoay quanh con gái anh.

Đối với trẻ em, sự đồng hành là lời tỏ tình thân thương nhất.

2. Hướng dẫn khi con bối rối

Nhà văn người Mỹ Jeanne Elim từng viết: “Không có gì là ghê gớm khi có những thiếu sót ở trẻ em. Điều khủng khiếp là với tư cách là người dẫn đường trên con đường cuộc sống của trẻ, các bậc cha mẹ thiếu khái niệm đúng đắn về giáo dục gia đình và cách dạy con”.

Cậu bé 12 tuổi đến nghĩa trang vào ban đêm để tìm mẹ vì lý do đau lòng - Thật sự yêu trẻ em, xin vui lòng làm 3 điều này-3

Khi trẻ gặp khó khăn, khi trẻ còn lúng túng, điều chúng mong mỏi nhất chính là sự hướng dẫn của cha mẹ..

Trong một chương trình truyền hình để con cái được lên tiếng, Trang, một học sinh viên đại học đã không thể kìm được nước mắt kể về quãng thời gian khó khăn cô trải qua sau khi thi trượt tại kỳ thi tuyển sinh đại học.

Trang luôn là một “cô gái có vấn đề” trong mắt mọi người. Vào một buổi chiều sau ngày thi đại học, cô trở về nhà và gói ghém hành lý rời đi, theo đuổi lý tưởng sống của mình.

Trang không chào tạm biệt bố mẹ, không gọi điện thoại và cứ thế biến mất trong cuộc sống của họ.

Lúc này, cô vừa bất lực, vừa hoang mang, vừa chạy trốn cha mẹ.

Tuy nhiên, bố mẹ Trang không vì thế mà từ bỏ con gái, họ đã luôn động viên và đồng hành cùng cô.

Một đêm nọ, Trang nhận được một cuộc gọi video từ cha cô, người cha say rượu của cô vừa khóc vừa nói: “Con gái, bố nhớ con quá. Con ở bên ngoài thế nào? Khi nào con sẽ về nhà?”

Cuộc gọi của bố khiến Trang rất xúc động, cô nói: “Con biết con không phải là đứa con gái ngoan, suốt ngày khiến bố mẹ phải lo lắng, làm bố mới hơn 40 tuổi đã tóc bạc vì lo cho con.”

“Tuy nhiên, bố em đã chăm sóc từng cảm xúc nhỏ của em bằng sự dịu dàng tột độ của một người cha, người đàn ông. Cuối cùng, ông đã chữa lành những bất bình và dọn dẹp mớ hỗn độn trong em”, Trang xúc động nói. “Khi có kết quả xét tuyển đại học, mọi người đều cười nhạo em. Họ nhỏ to sau lưng bố em rằng ông có đứa con gái thất học, tương lai không còn hy vọng gì nữa. Nhưng bố em luôn nói với mẹ em rằng, con bé không bao giờ buông xuôi đâu. Con gái ông rất thông minh. Nó chắc chắn có thể vượt qua kỳ thi”.

Từ những lời của Trang, chúng ta có thể thấy những điều mà một người cha bình thường mong đợi ở con gái mình. Ông luôn tin rằng con gái mình rất xuất sắc và dẫn dắt cô ấy bằng tình yêu thương và lòng bao dung sâu sắc.

Bố Trang nói: “Vì con không biết đi đâu, nên bố sẽ đưa con đi”. Những lời này của bố dường như mang đến cho Trang một sự yên tâm, và cô đã chọn lặp lại điều đó để chứng minh rằng mình có thể làm được.

Trong lòng của con cái, cha mẹ là người chúng có thể dựa vào như núi, vì vậy, vòng tay bao bọc của cha mẹ phải luôn rộng mở với con.

Đặc biệt là khi đứa trẻ bối rối, chúng ta nên là người chỉ đường cho đứa trẻ, soi sáng để trẻ tiến lên, để trẻ không sợ hãi mà can đảm tiến về phía trước.

3. Chia sẻ khi hạnh phúc

Cậu bé 12 tuổi đến nghĩa trang vào ban đêm để tìm mẹ vì lý do đau lòng - Thật sự yêu trẻ em, xin vui lòng làm 3 điều này-4

Một bà mẹ đã nhận được “chiếc túi xa xỉ” từ con trai mình vào ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Khỏi nói bà đã hạnh phúc thế nào.

Con trai bà, Dũng, là một chàng trai ấm áp, đa tài và khá nổi tiếng ở trường của cậu. Để làm mẹ vui, cậu muốn mua một chiếc túi cho bà.

Vì vậy, Dũng dẫn mẹ vào một vài cửa hàng “có tên tuổi”. Khi cậu chọn được một vài kiểu dáng mà mẹ thích và hỏi về giá cả, cậu đã rất sốc.

Dũng đã cùng mẹ đến 3 cửa hàng và bị choáng liên tục nên cậu đã nói với mẹ: “Lớn lên con sẽ mua cho mẹ! Hôm nay, con vẫn muốn tặng mẹ một chiếc túi, chiếc túi duy nhất trên đời. “

Mẹ Dũng không nhịn được cười, trong lòng có cảm giác ngọt hơn ăn mật.

Cuối cùng, họ đến một cửa hàng DIY và mua hai chiếc túi tote một lớn, một nhỏ. Dũng nói: “Mẹ ơi, cái này trông rất giống với chiếc túi vừa rồi, con sẽ vẽ cho mẹ một cái nhé!”

Ngay khi về đến nhà, Dũng đã cầm bút nhớ dòng và đắm mình trong việc vẽ. Chỉ trong vòng chưa đầy một giờ, một chiếc túi tự thiết kế đã ra đời!

Mẹ Dũng rất hạnh phúc, đem chiếc túi con trai tặng khoe với bạn bè, người thân, cả hàng xóm xung quanh. Bà lấy chiếc khăn lụa đắt tiền nhất của mình buộc vào túi, đối với bà, đây là món quà quý giá nhất trên đời.

Đối với Dũng, được tặng quà cho mẹ là một điều hạnh phúc. Cậu có thể truyền tình yêu của mình cho mẹ và khiến mẹ cảm thấy hạnh phúc.

Trong cuộc sống, chúng ta thường bắt gặp những đứa trẻ lúc nào cũng tíu ta tíu tít. Thực chất đây là một kiểu chia sẻ, nếu trẻ muốn chia sẻ những gì đã xảy ra với chúng ta thì lúc này chúng ta phải lắng nghe một cách cẩn thận.

Ở mỗi giai đoạn lớn lên của trẻ, cha mẹ phải là người quan tâm và chú ý đến những thay đổi tâm lý của trẻ.

Khi trẻ ở một mình, hãy kiên nhẫn với trẻ.

Khi đứa trẻ bối rối, hãy soi sáng cho trẻ một cách cẩn thận.

Khi trẻ vui thì cùng nhau chia sẻ.

Những bậc cha mẹ thực sự yêu thương con cái sẽ cố gắng hết sức để đạt được ba điểm này!

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X