Cần phân biệt rõ “triệu chứng kéo dài” và ‘hội chứng hậu Covid-19’: Cách phân biệt từ các dấu hiệu và thời gian

Thế nào là covid kéo dài, gồm những triệu chứng gì? Ths.Bs Nguyễn Chí Tuấn (Trung tâm Nội hô hấp, Bệnh viện Quân y 103) cho hay: Trong y học, triệu chứng là một biểu hiện lâm sàng của bệnh. Đó là những cảm giác mà chỉ bản thân bệnh nhân mới cảm nhận được.

Thế nào là covid kéo dài, gồm những triệu chứng gì?

Ths.Bs Nguyễn Chí Tuấn (Trung tâm Nội hô hấp, Bệnh viện Quân y 103) cho hay: Trong y học, triệu chứng là một biểu hiện lâm sàng của bệnh. Đó là những cảm giác mà chỉ bản thân bệnh nhân mới cảm nhận được.

Covid-19 tác động đến mỗi người theo cách riêng. Định nghĩa của WHO cho rằng: Triệu chứng Covid-19 kéo dài là những triệu chứng trong giai đoạn cô vít cấp tính vẫn kéo dài sau khi khỏi đến 3 tháng. Hầu hết người nhiễm cô vít có triệu chứng bệnh từ nhẹ đến trung bình, có thể hồi phục mà không cần nhập viện.

hình ảnhNhiều người nhầm lẫn giữa Covid-19 kéo dài và hậu Covid. Ảnh minh họa, nguồn: huidong

Các triệu chứng thường gặp nhất gồm ho, sốt, mệt mỏi, mất vị giác hoặc khứu giác. Triệu chứng ít gặp hơn gồm đau họng, đau đầu, đau nhức cơ, tiêu chảy, da nổi mẩn hay ngón tay, ngón chân bị tấy đỏ hoặc tím tái, mắt đỏ hoặc ngứa. Những dấu hiệu nghiêm trọng gồm khó thở, mất khả năng nói hay cử động hoặc thấy lú lẫn, đau ngực.

Thời gian ủ bệnh trung bình 5 ngày (trong khoảng từ 2 – 14 ngày). Những dấu hiệu điển hình bắt đầu xuất hiện như ho khan, sốt nhẹ từ 38 đến 39 độ thường kèm theo cảm giác vị giác và khứu giác.

Ở hầu hết bệnh nhân, bệnh ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và triệu chứng sẽ khỏi trong khoảng 1 tuần. Thông thường bệnh nhân sẽ hồi phục tại nhà. Khoảng 10% vẫn còn triệu chứng vào tuần thứ 2. Nếu triệu chứng càng kéo dài, nguy cơ tiến triển bệnh nặng càng cao hơn, đòi hỏi phải nhập viện, hồi sức tích cực và thở máy xâm lấn.

Những triệu chứng trở nặng gồm: khó thở, mất khả năng nói hay cử động hoặc lú lẫn, đau ngực. Đối tượng dễ khiến các triệu chứng trở nặng gồm người giả (từ 60 tuổi trở lên), người bị các bệnh nền (đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, ung thư, suy thận, xơ gan, phổi mạn tính…).

BS. Tuấn cũng nói thêm: Bộ Y tế đã đưa ra phân loại 5 mức độ bệnh gồm không triệu chứng lâm sàng, mức độ nhẹ, trung bình, nặng và nguy kịch.

F0 không triệu chứng và nhẹ được chỉ định điều trị tại nhà. Còn F0 mức độ trung bình và nặng sẽ được điều trị ở các cơ sở y tế.

hình ảnhKhông phả ai cũng cần đi khám hậu Covid-19. Ảnh minh họa, nguồn: huidong

Vậy hội chứng hậu Covid-19 thì sao, có gì khác triệu chứng Covid kéo dài?

BS. Thân Mạnh Hùng (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết: WHO đã đưa ra khái niệm chính thức đầu tiên về hội chứng hậu cô vít vào tháng 10/2021. Theo đó, hội chứng này xảy ra ở những người nhiễm bệnh được 3 tháng với các triệu chứng xuất hiện và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không lý giải được bằng các chẩn đoán khác. Nhiều người lo lắng và đi khám hậu cô vít nhưng thực ra chỉ cần đi khám khi triệu chứng kéo dài 6 tháng.

WHO cũng thống kê có hơn 200 triệu chứng hậu cô vít được báo cáo. Trong đó có 3 triệu chứng phổ biến gồm mệt mỏi, khó thở, rối loạn chức năng nhận thức. Các triệu chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, có thể khởi phát sau khi hồi phục hoặc kéo dài từ đợt nhiễm bệnh cấp tính. Ngoài ra, nó còn có thể thay đổi và tái phát theo thời gian.

+ Triệu chứng hậu cô vít ở người lớn gồm: mệt mỏi, mất ngủ, đau tức ngực, khó thở, một số trường hợp khác rụng tóc, chậm kinh nguyệt, ho nhiều, tiêu chảy. Một số khác bị suy giảm sinh lý… Nếu triệu chứng xuất hiện 1 – 2 tháng thì là cô vít kéo dài chứ không phải là hậu cô vít.

+ Ở trẻ nhỏ, triệu chứng cũng không nhiều. Tuy nhiên, viêm đa hệ thống với biểu hiện sốt cao, nôn, rối loạn tiêu hóa, một số trẻ đau đầu, đi ngoài phân lỏng rất đáng lưu tâm. May mắn là tỷ lệ trẻ gặp hậu cô vít ít hơn người lớn.

hình ảnhDấu hiệu hậu Covid-19 ở người lớn và trẻ nhỏ cũng khác. Ảnh minh họa, nguồn: huidong

BS. Nguyễn Chí Tuấn (Trung tâm Nội hô hấp, Bệnh viện Quân y 103) cho hay: các dấu hiệu và biến chứng kéo dài khó phục hồi, ảnh hưởng hoặc làm tổn thương một bộ phận cơ thể nào đó do cô vít sẽ được gọi là di chứng. Điển hình như: đột quỵ nhồi máu não, thuyên tắc phổi dẫn tới ngưng tim, phổi tổn thương, xơ hóa, lệ thuộc máy thở…

Do đó, BS. Tuấn khuyến cáo người bệnh nên chủ động đi khám trong vòng 1 – 3 tháng đầu sau khi khỏi. Riêng người bệnh nền, người già, F0 từng điều trị ở khoa cấp cứu, hồi sức tích cực, người có triệu chứng nặng hoặc bất thường thì nên đi khám ngay.

Đây là những thông tin mà báo chí đã đăng tải. Nói tóm lại thì là triệu chứng cô vít kéo dài và hậu cô vít vẫn có những điểm khác biệt. Do đó, mọi người nên tìm hiểu kỹ kẻo lại nhầm lẫn.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X