Ca sĩ Minh Quân phải cắt 80% dạ dày: Cảnh báo 4 thói quen sớm muộn cũng hỏng dạ dày của người Việt

Anh cũng đã đăng tải hình ảnh phần lớn dạ dày bị cắt bỏ trên trang cá nhân của mình cùng chú thích: “Sáng ngày ra, bác sĩ gửi cho tấm hình mà hết cả hồn! Tạm biệt em dạ dày dạ mỏng”. Ca sĩ Minh Quân vốn là người nổi tiếng, nên sau thông

Anh cũng đã đăng tải hình ảnh phần lớn dạ dày bị cắt bỏ trên trang cá nhân của mình cùng chú thích: “Sáng ngày ra, bác sĩ gửi cho tấm hình mà hết cả hồn! Tạm biệt em dạ dày dạ mỏng”.

Ca sĩ Minh Quân vốn là người nổi tiếng, nên sau thông tin này nhiều người rất lo lắng cho anh, đồng thời ai cũng tò mò muốn biết nam ca sĩ này mắc bệnh gì mà phải cắt bỏ gần hết dạ dày như vậy.

Vì sao ca sĩ Minh Quân phải cắt bỏ 80% dạ dày?

Chia sẻ trên báo Dân Trí, ca sĩ Minh Quân cho biết: “Tôi bị đau dạ dày lâu rồi nhưng vì chủ quan, cũng sợ khám rồi uống thuốc, phẫu thuật này nọ nên không đến bệnh viện sớm. Gần đây, đau quá tôi mới đi khám và được chẩn đoán là viêm loét, có nguy cơ bục dạ dày. Ngày 14/10, tôi nhập viện làm phẫu thuật, phải cắt bỏ 2/3 dạ dầy. Sau hơn một tuần, tôi đã được về nhà và bị sụt 7kg. Theo lời bác sĩ, hiện tại tôi chỉ uống được nước, ăn sinh tố, nước cháo. Khoảng chục ngày nữa, tôi mới ăn được cháo và phải tháng nữa mới ăn uống được bình thường”, ca sĩ Minh Quân nói.

Giọng ca “Buồn ơi chào mi” cũng cho biết, trong khoảng 10 ngày sau khi phẫu thuật, anh chỉ được uống nước lọc, sinh tố… Và theo chỉ định thì trong 30 ngày tiếp theo, anh có thể ăn cháo loãng, súp rau củ, thịt xay nhuyễn…

“Bác sĩ bảo dạ dày của tôi đang rất nhỏ và bị phù nề nên phải giữ. Tôi chỉ cần uống 1 xíu nước thì đã no rồi. Còn nếu ăn hơi nhanh thì sẽ bị đau, lúc này tôi phải ngồi thở để nó hết cơn đau đi. Cũng đành thôi chứ không biết cách nào”, nam ca sĩ chia sẻ

Hiện tại, Minh Quân đã xuất viện về nhà nghỉ ngơi. Bác sĩ cũng dặn anh hoạt động bình thường nhưng tránh vận động mạnh vì sợ những biến chứng có thể xảy ra.

“Tôi cũng thường xuyên trao đổi với bác sĩ, khi thông thường phẫu thuật dạ dày thì luôn có những triệu chứng đi kèm. Đây cũng là lần đầu tiên tôi làm đại phẫu nên hơi sợ, phải trao đổi với bác sĩ”, Minh Quân chia sẻ.

Nam ca sĩ cũng chia sẻ thêm: “Qua lần này, tôi cũng phải rút kinh nghiệm cho bản thân và nhắn nhủ người thân, bạn bè cần chú ý, chăm sóc sức khỏe cho bản thân hơn, nên đi khám tổng quát thường xuyên. Giờ cũng hơn 40 tuổi rồi, cũng do giờ giấc sinh hoạt của mình không đều, nên lâu lâu đi xét nghiệm mới phát hiện nhiều thứ về gan, dạ dày…”

6

PGS.TS Hoàng Công Đắc, chuyên gia tiêu hoá, nguyên PGĐ Bệnh viện E chia sẻ về 2 trường hợp viêm dạ dày cần phải cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày, bao gồm:

Trường hợp thứ nhất, là đối với những người bị viêm dạ dày có ổ loét to đã điều trị hết các phương pháp nội khoa nhưng thất bại, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi.

Trường hợp thứ 2, là người bị viêm loét dạ dày sẽ phải chỉ định cắt bỏ khi các ổ loét đó có dấu hiệu ung thư.

Cụ thể là các bác sĩ sẽ làm sinh thiết và nếu kết quả khẳng định ung thư, người bệnh sẽ phải cắt bỏ dạ dày tùy theo mức độ vị trí ổ loét, có thể cắt ¾, một phần hay toàn bộ.

Bác sĩ cảnh báo thói quen làm hỏng dạ dày nhanh chóng như sau:

PGS Đắc chia sẻ, bệnh dạ dày là một trong những bệnh khá phổ biến ở Việt Nam do có liên quan tới chế độ ăn, sinh hoạt, lối sống không khoa học, phá vỡ nhịp sinh học của bộ máy tiêu hóa và cơ thể.

– Thói quen sinh hoạt thường ngày như ăn uống không đủ các bữa, ăn uống không đúng giờ, nhịn đói, giảm cân không khoa học.

– Thói quen hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia. Bởi vì khi uống rượu, bia, cơ thể sẽ tạo ra cortisol tăng nguy cơ viêm loét cho ruột non.

– Ngoài ra, tình trạng căng thẳng cũng tác động xấu đến cơ thể và dạ dày do dạ dày sẽ bài tiết axit nhiều hơn bình thường.

– “Đối với những trường hợp đã được chẩn đoán viêm loét dạ dày, nhưng điều trị không tích cực và vẫn duy trì thói quen ăn uống không kiêng, thức đêm thường xuyên, hút thuốc, uống rượu bia, thường xuyên căng thẳng thần kinh (stress trong cuộc sống, công việc…) dẫn đến tình trạng viêm sẽ diễn biến nặng. Viêm loét dạ dày lâu ngày không được điều trị sẽ dễ dẫn đến ung thư hoá”, PGS Đắc cảnh cáo.

Theo PGS Đắc, để kiểm soát tốt tình trạng viêm loét thì người bệnh cần phải điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống là quan trọng nhất.

Ngoài ra, người bệnh cần đi tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Người bị viêm loét dạ dày cần đi nội soi 6 tháng/lần để kiểm tra các ổ viêm loét đã lành hay chưa.

Đối với những bệnh nhân nghi ngờ ung thư thì 3 tháng/lần có thể đi nội soi. Trước đây, trong quá trình thăm khám, PGS Đắc đã gặp không ít trường hợp do không chịu tái khám đúng lịch mà bệnh đã tiến triển thành ung thư.

Các dấu hiệu của bệnh dạ dày cần đi khám sớm, bao gồm:

– Tình trạng đầy hơi, không tiêu, hay buồn nôn: Điều này là do dạ dày tiết ra nhiều axit nên dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày, buồn nôn ở người bệnh.

Người bị viêm loét dạ dày đồng thời cũng cảm thấy khó chịu, đầy hơi và khó tiêu hóa thức ăn, từ đó gây ra các hiện tượng đi kèm như ợ hơi, biếng ăn và ăn không ngon miệng.

– Các dấu hiệu khác là ợ hơi thường xuyên, nóng rát ở phần dạ dày. Đây là 1 trong những triệu chứng viêm loét dạ dày phổ biến ở người bệnh và hay gặp nhiều nhất là ở những người mới khởi phát bệnh.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X