Cả nhà 𝚜𝚞𝚢 𝚜ụ𝚙 vì mẹ UT giai đoạn 4, một tháng sau bác sĩ nói: Chỉ là hậu côvy thôi

Trên đời này, ai cũng có thể có sự nhầm lẫn nhưng riêng 3 ngành nghề thì không, đó là bác sĩ, công an và người làm trong lò hỏa thiêu. Bởi vì, bất cứ sự nhầm lẫn nào dù là nhỏ nhất cũng có thể phải trả giá bằng cả sinh mệnh của một người.

Trên báo VNE vừa có câu chuyện do bạn đọc H.V chia sẻ. Đó là trải nghiệm của chính bản thân bạn ấy với sự nhầm lẫn của bác sĩ. Quả thực, đọc xong mà không biết nên vui hay buồn, nếu mình trong hoàn cảnh đó hẳn cũng sẽ rất tức giận.

hình ảnh

Bài chia sẻ của độc giả này như sau:

Cách đây 1 tháng, bác ruột của bạn ấy, tạm gọi là bác A bị ho dai dẳng sau khi khỏi cô vy. Vì vậy, gia đình quyết định đưa bác đến viện để kiểm tra. Tại đây, bác A được cho chụp CT phổi để tìm ra nguyên nhân. Hình ảnh trên phim chụp cho thấy: Bác có khối u ở phổi, nghi là ung thư (UT). Vì thế, bác sĩ tuyến quận khuyên bệnh nhân tới bệnh viện tuyến trên để kiểm tra, có phát hiện gì còn điều trị sớm.

Tại bệnh viện tuyến trên, bệnh nhân được tiến hành chụp CT cắt lớp và xét nghiệm máu. Khi đọc kết quả, bác sĩ khẳng định ‘UT phổi giai đoạn cuối, chỉ định nhập viện để điều trị’.

Nghe tin bị một người trong gia đình bị ung thư thì mọi người chắc cũng tưởng tượng được nó như nào rồi. Không chỉ bệnh nhân mà người nhà đều rơi vào trạng thái ‘hoảng loạn’, vô cùng lo lắng, suy sụp tinh thần.

Bác A vốn là một người trung niên lạc quan, ngày ngày ngồi cà phê tán gẫu cùng bạn bè, khiêu vũ, đi du lịch… tận hưởng cuộc sống. Thì nay, bác bắt đầu trở nên chán chường, bỏ tất cả mọi thứ vì nghĩ ‘chẳng còn sống được bao lâu nữa’.

Nghe tin vợ bị K, chồng của bác A cũng tính đường nghỉ hưu sớm để ở nhà cùng vợ trong những ngày cuối đời. Hai cô con gái ở nước ngoài cũng tức tốc bỏ mọi việc về thăm mẹ. Cả gia đình cứ như ngồi trên đống lửa. Dự định đi du lịch hè, tổ chức tượng thượng thọ cho bà nội… Tất cả giờ hủy bỏ hết.

hình ảnh

Vài ngày kể từ lúc có kết quả chẩn đoán, bác A nhập viện điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Lúc này, bác sĩ đề nghị làm sinh thiết để kiểm tra mức độ di căn của khối u. Thế nhưng, sau cuộc kiểm tra tim, phổi tổng quát lần này, bác sĩ lại bảo: Sức khỏe tim ổn nhưng phổi không đủ điều kiện để làm sinh thiết. Do đó, bệnh nhân được cho về nhà tập thở, phải mua cả máy trợ thở, hẹn 1 tuần sau tới làm kiểm tra lại.

Một tuần sau, bệnh nhân quay lại viện. Lần này, sức khỏe của phổi đã được ổn định, đủ điều kiện làm sinh thiết. Khi lấy mẫu sinh thiết xong lại là 1 tuần chờ đợi. Vậy mà tới ngày thông báo kết quả, bác sĩ lại báo phải làm sinh thiết lần 2 mới cho kết quả chính xác. Thế là cả gia đình lại thêm não nề vì phải chờ đợi.

Đến ngày trả kết quả cuối cùng, nhìn dòng chữ ‘u lành, ảnh hưởng hậu cô vít, không K’ khiến cả nhà bệnh nhân choáng váng. Thoát bệnh tật thì ai cũng vui nhưng ai trả lại quãng thời gian sầu não suốt tháng qua của bệnh nhân. Rồi thì công việc của những người trong nhà, ảnh hưởng của nó ai chịu. Đó là còn chưa kể, chẩn đoán trước sau không đồng nhất, vậy kết quả nào mới chính xác.

Cuối bài viết, bạn đọc H.V cũng gửi gắm, mong mỏi những y bác sĩ gánh trên vai sứ mệnh cứu người sẽ thận trọng và có trách nhiệm hơn với bệnh nhân của mình.

Nói về việc chẩn đoán nhầm thì bản thân tôi cũng từng trải qua. Điều đó khiến mình có ác cảm với bác sĩ trong suốt quãng thời gian dài luôn. Cụ thể là hồi mình còn học lớp 12 thì bác sĩ đã chẩn đoán sai cho mình từ đau ruột thừa thành đau bụng do vấn đề phụ khoa. May phúc sao sau đó bố mình có yêu cầu chuyển lên tuyến trên để kiểm tra thì hóa ra là bị ruột thừa.

Bởi vậy, mình cũng rất mong rằng những trường hợp chẩn đoán sai sẽ không bao giờ xảy ra. Chứ nếu không thì hậu quả bệnh nhân phải chịu khôn lường lắm đó.

Vậy nếu bị chẩn đoán sai UT như trường hợp bạn đọc chia sẻ thì phải làm thế nào?

Theo đó, bạn nên tìm kiếm một cơ sở y tế khác hoặc bác sĩ khác để tham khảo ý kiến thứ 2. Có rất nhiều trường hợp bạn nên có ý kiến thứ 2 như:

+ Bác sĩ không chắc chắn về loại mắc mức độ của khối u.

+ Bạn cho rằng bác sĩ đang đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của bệnh.

+ Bác sĩ không chuyển về loại bệnh K đó.

+ Bạn mắc dạng bệnh hiếm gặp.

Lúc này, bạn hãy nói chuyện với tất cả các bác sĩ, kể cả người bác sĩ mà bạn cho rằng chẩn đoán sai. Đồng thời, giữ bản sao của tất cả hồ sơ y tế, báo cáo bệnh lý trong thời gian qua. Nếu cần, hãy lấy thêm ý kiến nếu các chản đoán là khác nhau.

Hiện nay, có một số tổ chức cung cấp tìm kiếm trực tuyến để giúp bạn tìm bác sĩ giải đáp các vấn đề như Hiệp hội UT Lâm sàng Hoa Kỳ, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ…

Nói chung là giờ mình nghĩ tốt nhất nếu được thông báo UT thì nên đi khám ở vài nơi cho chắc, mà là nơi chuyên khoa ý. Như vậy thì sẽ đảm bảo kết quả hơn. Chứ trường hợp chẩn đoán nhầm thì ít nhưng không phải là không có. Vì vậy, cẩn thận vẫn hơn nè.

Theo WTT Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://www.webtretho.com/f/benh-thuong-gap/ca-nha-suy-sup-vi-me-ung-thu-giai-doan-4-mot-thang-sau-bac-si-noi-chi-la-hau-covy-thoi
BÀI LIÊN QUAN
X