Cả nhà F0 có cần đeo khẩu trang nữa không, BS nhắc 1 việc cần nhớ để tránh ‘giao thoa virus’ với nhau

Cả nhà F0 có cần đeo khẩu trang không? Chị Nguyễn Hoàng Nga – Hà Đông, Hà Nội kể nhà chị ba mẹ con là F0, chồng chị là F1 nhưng mọi người vẫn sinh hoạt bình thường vì tâm lý nghĩ thôi đằng nào cũng mắc. Nhưng trong suốt thời gian chăm sóc vợ

Cả nhà F0 có cần đeo khẩu trang không?

Chị Nguyễn Hoàng Nga – Hà Đông, Hà Nội kể nhà chị ba mẹ con là F0, chồng chị là F1 nhưng mọi người vẫn sinh hoạt bình thường vì tâm lý nghĩ thôi đằng nào cũng mắc. Nhưng trong suốt thời gian chăm sóc vợ con là F1, chồng chị Nga có đeo khẩu trang nên sau 1 tuần ba mẹ con âm tính thì chồng chị chưa nhiễm Virus. Chị Nga cho rằng khi cả nhà F0 nhiều hơn F1 thì không cần thiết phải phòng dịch quá kỹ.

Cùng tâm lý này, hai vợ chồng chị Vũ Thị Hằng – Long Biên, Hà Nội đều là F0 nên hai vợ chồng vào 1 phòng ngủ vừa ăn uống, vừa làm việc. Nhưng hai người đều là F0 nên không đeo khẩu trang cũng như các sinh hoạt vẫn bình thường.

Tuy nhiên, có những gia đình vẫn đeo khẩu trang 24/24. Gia đình anh Đoàn Văn Hiến – Cầu Giấy, Hà Nội cả nhà cùng mắc Covid-19 nhưng vợ anh nặng nhất, sốt, ho rất nhiều. Vì sợ người có triệu chứng nặng ho phát tán virus làm nặng thêm những người không có triệu chứng nên anh Hiến vẫn tuân thủ đeo khẩu trang 24/24. Nhờ đó, ba bố con anh triệu chứng nhẹ, qua 7 ngày là hết. Riêng vợ anh đã 2 tuần trôi qua vẫn ho rất nhiều.

Theo Thạc sĩ, BS Nguyễn Quốc Thái – Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội khi cả nhà cùng nhiễm Covid-19 thì mọi người vẫn bắt buộc phải đeo khẩu trang, thực hiện nghiêm 5K. Bạn không nên nghĩ rằng cả nhà cùng nhiễm Covid-19 thì không cần phải đeo khẩu trang, mọi sinh hoạt vẫn như bình thường. Đeo khẩu trang để tránh phát tán virus ra môi trường xung quanh, làm giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

12

Ngoài ra, thạc sĩ Thái cũng cho biết việc F0 đeo khẩu trang cũng tránh sự giao thoa virus từ người này sang người khác. Vì vậy, trong nhà tất cả các thành viên đều là F0 vẫn phải đeo khẩu trang liên tục.Việc đeo khẩu trang có thể gây khó chịu nhưng nếu không có việc cần thiết bạn không bỏ khẩu trang.

Ngoài tuân thủ đeo khẩu trang chỉ trừ lúc ăn và lúc tắm giặt, ngủ thì bạn vẫn cần tuân thủ quy định cách ly đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Lưu ý, khi bắt đầu thời gian cách ly, cần có đủ khẩu trang y tế trong nhà để mọi thành viên trong gia đình có thể thay khi bị bẩn hoặc ướt hàng ngày trong toàn bộ thời gian cách ly. Khẩu trang y tế chỉ được sử dụng một lần có nghĩa là chúng phải được thay và vứt bỏ một cách an toàn sau mỗi lần sử dụng và khi bị bẩn hoặc ướt.

Đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh Covid-19 và vứt bỏ đúng quy định. Nếu người chăm sóc cần chạm vào chất dịch cơ thể của người bệnh Covid-19, cần đeo khẩu trang và găng tay dùng một lần; sau đó, tháo và bỏ găng tay trước, rửa tay, tháo và bỏ khẩu trang, và rửa tay lại.

Tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu với F0 tự cách ly tại nhà, đó là phải có phòng riêng, người nhà không được tiếp xúc gần với F0.

F0 cần thay khẩu trang 2 lần trong ngày hoặc khi cần; sát khuẩn tay bằng cồn trước khi bỏ khẩu trang; thường xuyên sát khuẩn tay; khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo.

Người nhà của F0 cần tuân thủ nguyên tắc cách ly, không tiếp xúc người khác không đeo khẩu trang, không hoặc hạn chế việc ra ngoài, thực hiện tự xét nghiệm nhanh kháng nguyên định kỳ, và chỉ có thể ra ngoài khi test nhanh âm tính 2 lần cách nhau 48 giờ khi F0 cũng được test nhanh âm tính.

Ngoài ra, các rác thải sinh hoạt của gia đình có F0 cũng cần được thu gom, xử lý an toàn ngay tại chỗ (phun dung dịch Chloramin B 0,1% vào thùng rác) để tránh lây lan cho môi trường.

Vậy khi cả thành thành F0 thì người âm tính trước có cần phải cách ly với người khác trong nhà không?

Liên quan tới vấn đề này, TS. Bùi Lê Minh (Trưởng ngành Công nghệ Sinh học – Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT – ĐH Nguyễn Tất Thành) cho hay: Trường hợp người có kết quả xét nghiệm âm tính trước không cần phải cách ly với các F0 còn lại trong nhà. Bởi, lúc này F0 vừa khỏi nên vẫn còn kháng thể. Tình trạng tái nhiễm chỉ xuất hiện sau 1 – 2 tháng khỏi bệnh.

Còn về vấn đề nếu nhà có nhiều F0 thì người âm tính trước có được ở với F1 không hay vẫn cách ly với F0 như trước, theo TS. Minh là hoàn toàn có thể.

‘Với các gia đình nhiều thành viên là F0, người âm tính trước có thể ra ở cùng với F1. Vì theo nguyên tắc, khoảng 7 ngày kể từ khi có triệu chứng, khả năng lây nhiễm cho người khác sẽ kém đi, trừ trường hợp bị Covid-19 nặng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì vẫn nên đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên’, TS. Minh nói.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X