Buồn nôn, chán ăn hậu cô Vít, đi khám mới biết cấn bầu 4 tuần: Gì cũng đổ thừa cô Vi

Hầu hết những người mắc sẽ không trở nặng và thường sẽ phục hồi trong vòng vài tuần sau khi bị bệnh. Nhưng ngay cả khi nhiễm nhẹ cũng có thể gây ra hội chứng cô Vít kéo dài (long Covid).  Và với khả năng lây truyền cao của biến thể Omicron — thường dẫn

Hầu hết những người mắc sẽ không trở nặng và thường sẽ phục hồi trong vòng vài tuần sau khi bị bệnh. Nhưng ngay cả khi nhiễm nhẹ cũng có thể gây ra hội chứng cô Vít kéo dài (long Covid). 

Và với khả năng lây truyền cao của biến thể Omicron — thường dẫn đến kết quả bệnh nhẹ hơn — nhiều bệnh nhân có thể lo ngại về việc này. Với một loạt triệu chứng như rụng tóc, nhức đầu, khó thở… nhiều người đã vội vã quy kết đó là do di chứng hậu cô Vít, nhưng điều này liệu có chính xác không?

hình ảnh

Nhiều người sau khi khỏi thì xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào cũng nghĩ là do hậu cô Vít (Ảnh VNE)

Người ta ước tính rằng từ 10% đến 30% bệnh nhân có thể bị cô Vít kéo dài sau khi hồi phục — ngay cả khi họ chỉ có triệu chứng nhẹ ngay từ đầu. Điều này khiến nhiều người mắc hoang mang và xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào cũng nghĩ là do hậu cô Vít nên tâm lý hoang mang, nhanh chóng đi khám bệnh để yên tâm.

Em đọc trên Thanh Niên Online thì chị N.T.H (TP.HCM) thi thoảng cảm thấy mệt, ăn khó tiêu. Lo sợ mình bị di chứng, chị H. đi khám. Tuy nhiên kết quả mọi thứ đều ổn định. Sau khi được tư vấn, chị mới nhớ ra trước khi mắc thì có bệnh dạ dày, do đó ăn thức ăn nguội hay hải sản không tươi thì rất dễ bị trúng thực nên dẫn đến mệt. Tương tự, L.T.C.Đ (Quảng Nam) sau khi vẫn còn ho nên luôn mang trong mình tư tưởng phổi bị xơ hóa phổi. Chị Đ. đến bệnh viện để thăm khám, tuy nhiên bác sĩ giải thích tình trạng này vẫn đang trong giai đoạn cấp tính của bệnh, bệnh nhân chưa hồi phục hoàn toàn. Sau khi khám về 4 ngày thì chị hết ho.

Trường hợp người phụ nữ 30 tuổi ở Đồng Nai còn dở khóc dở cười hơn. Sau khi khỏi cô Vít 2 tuần, chị có triệu chứng chán ăn, nôn ói, mệt mỏi nhiều hơn, đồng thời kinh nguyệt bị trễ. Đọc báo chị cho rằng mình bị hội chứng cô Vít kéo dài sau khi mắc nên đi khám. Kết quả chị mang thai được 4 tuần và bị ốm nghén, phản ứng thường gặp ở thai phụ trong tam cá nguyệt đầu.

hình ảnh

Ảnh minh họa (Personal Connel)

Có một điều chúng ta hay gặp là sau khi mắc cô Vít xong, hễ cơ thể có triệu chứng gì đều đổ cho di chứng. Ví dụ tóc năm nào cũng rụng, trí nhớ đôi khi đi lạc, lâu lâu ho hen cũng đổ cho cô Vít. Thời gian qua, nhiều người truyền nhau các thông tin về hậu cô Vít, nhất là thông tin về phổi khiến nhiều người hoảng loạn. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, trước khi có dị.ch, tại các bệnh viện vẫn có số lượng lớn người bị cao huyết áp, bị viêm khớp, tiểu đường, viêm tai, viêm ruột…

Nếu vậy thì thật vô lý khi sau đại dịch, có bệnh gì cũng đổ tại cho cô Vi. Có một số phụ huynh dẫn trẻ đi khám và muốn chụp X-quang cho trẻ. Tuy nhiên nếu thăm khám phổi trẻ tốt bình thường thì không cần làm, vì tia X-quang có thể không tốt cho sức khỏe bé, không nên lạm dụng. Tâm lý ổn định đóng vai trò quan trọng với người sau khi mắc bệnh.

Thuật ngữ hội chứng cô Vít kéo dài hoàn toàn mới mẻ, là một loạt các vấn đề sức khỏe sau khi khỏi bệnh. CDC Hoa Kỳ định nghĩa hội chứng cô Vít kéo dài là những triệu chứng không lý giải được bằng lý do khác mà người bệnh gặp phải sau hơn 4 tuần khỏi bệnh. Theo Viện Y tế và Chất lượng Điều trị Quốc gia Anh (NICE), mốc thời gian để xác định một người mắc hội chứng này là sau 3 tháng.

Ví dụ nếu một người có triệu chứng ho sau 3 tháng, triệu chứng này xuất hiện liên tục trong 1 tháng thì nên đi khám. Do đó thật oan uổng nếu cái gì cũng đổ cho cô Vi, thận trọng không bao giờ thừa nhưng khiến bản thân lo lắng, tốn kém vô ích thì không cần thiết.

hình ảnh

Chụp phim cho thấy phổi bình thường của một bệnh nhân khăng khăng mình bị xơ hóa phổi (Ảnh Thanh Niên)

Tiến sĩ Sanghavi là bác sĩ tăng cường và giám đốc y tế của đơn vị chăm sóc y tế đặc biệt (ICU) tại Phòng khám Mayo ở Jacksonville, Hoa Kỳ cho biết có 3 loại di chứng hậu cô Vít. Bản thân cô Vít đã gây tổn thương tế bào trực tiếp do vi rút và điều này có thể gây ra các triệu chứng kéo dài. Điều này có nghĩa là những người mắc bệnh không hồi phục hoàn toàn và có các triệu chứng liên tục do tế bào bị tổn thương trực tiếp từ vi rút. Đó là loại đầu tiên. Loại thứ hai là khi các triệu chứng dẫn đến việc nhập viện mãn tính. Loại thứ ba là những trường hợp mà các triệu chứng xuất hiện sau khi hồi phục. Đừng vội vàng đổ cho cô Vít.

Bác sĩ Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa, một người được xem mắc hội chứng hậu cô Vít kéo dài khi xuất hiện các triệu chứng không thể lý giải sau 3 tháng mắc và triệu chứng này kéo dài trong 2 tháng. không phải tất cả mọi người sau khi khỏi Covid-19 cần đi khám hậu Covid-19. Tuy nhiên cũng không nên có tư tưởng chủ quan, nhóm cần đi khám hậu cô Vít là:

– Người có nguy cơ cao như người lớn tuổi, từng nhập viện điều trị cô Vít, người có nhiều bệnh nền

– Người có triệu chứng bất thường sau một tháng khỏi bệnh mà không thể lý giải bằng nguyên nhân khác.

WHO cũng cho rằng không có phương pháp điều trị chung cho tất cả bệnh nhân. Việc điều trị phải lấy bệnh nhân làm trung tâm và tập trung vào các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. Tinh thần là điều quan trọng nhất trong giai đoạn mắc và hồi phục.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X