Bộ trưởng BYT lo ngại nguy cơ bùng phát nCoV sắp tới, yêu cầu rà soát kỹ người về từ 4 nơi

Ngay tại Hà Nội, chỉ riêng ngày hôm qua (24/10)cũng ghi nhận 16 ca nhiễm trong đó có 7 ca cộng đồng chưa tìm ra được nguồn lây. Tại các tỉnh khác thì ca nhiễm mới đa phần đều liên quan tới các tỉnh phía Nam. Nói vậy là để thấy rằng: Bây giờ, khi

Ngay tại Hà Nội, chỉ riêng ngày hôm qua (24/10)cũng ghi nhận 16 ca nhiễm trong đó có 7 ca cộng đồng chưa tìm ra được nguồn lây. Tại các tỉnh khác thì ca nhiễm mới đa phần đều liên quan tới các tỉnh phía Nam.

Nói vậy là để thấy rằng: Bây giờ, khi lãnh đạo bắt đầu cho mở cửa để khôi phục kinh tế, không ai được phép chủ quan cả. Bởi, virus chưa bao giờ hết đâu mọi người. Hơn nữa, tỷ lệ tiêm chủng ở nước ta vẫn còn thấp. Tại các tỉnh lẻ, vùng nông thôn thì số người được tiêm chủng chưa nhiều.

Mới đây, mình đọc trên tờ Vietnamnet thấy Bộ trưởng Bộ Y tế còn bày tỏ mối lo ngại về nguy cơ bùng phát dịch nCoV trong thời gian tới. Trong khi đó, mùa rét tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ đang vào mùa. Mà virus thì rất ưa lạnh. Vậy nên, mọi người càng phải cẩn thận hơn nữa.

Mình chia sẻ lại thông tin ở bên dưới nhé.

hình ảnh

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại hội nghị kiểm điểm, đánh giá 10 ngày thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ do BYT tổ chức ngày 24/10, ảnh VNN

Sau khi nới lỏng giãn cách, một số nơi xuất hiện chuỗi lây nhiễm mới, Bộ trưởng Bộ Y tế lo ngại nguy cơ bùng phát sắp tới

Đó là sự lo lắng của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Theo ông, về cơ bản hiện nay chúng ta đã kiểm soát được virus tại các ‘ổ dịch lớn’ như TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và một số địa phương khác.

Song, sau nới lỏng giãn cách, nhiều người từ vùng dịch về các địa phương rất đông. Và họ chính là nguyên nhân gây ra đa số chuỗi lây nhiễm mới tại các tỉnh.

Điển hình như Phú Thọ, Thanh Hóa, Nam Định hay một số khu vực ở Tây Nam Bộ. Những tỉnh này trước đây luôn có biện pháp ứng phó nhanh chóng. Khi người dân trở về, lãnh đạo nhanh chóng triển khai hàng loạt các giải pháp song vẫn ghi nhận nhiều ca nhiễm liên quan tới các tỉnh đã bùng phát virus trước đây.

Trước tình tình hình đó, trong cuộc họp ngày 24/10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã bày tỏ mối lo ngại: ‘Chúng tôi lo ngại nguy cơ bùng phát virus rất lớn trong thời gian tới. Vì thế, các địa phương phải nâng cao hơn nữa mức độ cảnh giác với virus’.

Đồng thời, ông cũng đề nghị các địa phương nên rà soát và kiểm soát kỹ người đi về từ 4 tỉnh TP. HCM, Long An, Bình Dương và Đồng Nai. Việc này nhằm phát hiện kịp thời và triển khai các biện pháp phòng chống virus phù hợp. Việc giám sát phải chặt chẽ, tiến hành xét nghiệm, cách ly theo đúng hướng dẫn. Phải xem việc chống nCoV là nhiệm vụ trọng tâm để giữ được những thành quả đã có.

hình ảnh

Cần thận trọng trước nguy cơ bùng phát dịch sắp tới. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Trước đó, Chính phủ ban hàng Nghị quyết 128 về quy định tạm thời ‘thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả nCoV và Quyết định 4800 của Bộ Y tế.

Sau 10 ngày triển khai, các tỉnh thành cơ bản đáp ứng được theo tinh thần thực tế của địa phương. Song vẫn còn vài nơi áp dụng cứng nhắc.

Bộ trưởng nhấn mạnh: Trong thời gian tới tiếp tục thực hiện Nghị quyết 128 và Quyết định 4800. Đặc biệt, phải kiểm soát được tình hình và tránh để xảy ra đợt bùng phát virus tiếp theo.

Trong đó, vấn đề tiêm vắc xin là điều tiên quyết. Đây cũng là tiêu chí phân loại cấp độ virus. Theo đó, trong tháng 10 cần bao phủ mũi 2 cho người trên 65 tuổi ở mức tối thiểu 80%, trong tháng 11 mức bao phủ tương tự với người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay có những địa phương chưa đạt được tốc độ tiêm chủng như mong đợi.

Do đó, ông yêu cầu các tỉnh thành phải tăng tốc tiêm chủng và nhanh chóng cập nhật dữ liệu người tiêm chủng lên nền tảng tiêm chủng theo hướng dẫn.

Bên cạnh đó, các địa phương nên chủ động chứ không được có tâm lý chờ vào sự hỗ trợ của tuyến trên.

Với việc xét nghiệm, các địa phương phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Trong xét nghiệm phải lưu ý gộp mẫu, kể cả PCR cũng có thể gộp đến 20 mẫu. ‘Chúng ta làm theo đúng hướng dẫn để giảm chi phí xét nghiệm’, ông nói.

Với các bệnh viện thì chỉ xét nghiệm những người có triệu chứng, nếu có bảo hiểm thì bảo hiểm y tế chi trả, nếu không thì ngân sách Nhà nước chi trả. Đặc biệt, không được thu tiền xét nghiệm của người bệnh.

Còn vấn đề cách ly, phong tỏa thì cần tiến hành dạng nhỏ nhất (vài nhà trong 1 ngõ hay 1 vùng nhỏ trong xã, phường). Ở các khu vực này cần làm xét nghiệm nhiều vòng lặp lại. Điều này nhằm giúp công tác dập virus nhanh chóng mà lại không ảnh hưởng tới đời sống, sự phát triển kinh tế – xã hội của người dân. Đồng thời, không lãng phí nguồn lực.

Với những người đi từ vùng dịch về đã đủ điều kiện để theo dõi tại nhà thì cần dựa vào tổ Covid thường xuyên kiểm tra, giám sát.

Đây là những thông tin mình đọc được trên báo. Nói chung, tầm này chúng ta cũng đang thực hiện công tác sống chung với virus rồi. Thế nên, việc có ca nhiễm cũng không có gì là quá lo lắng cả. Song, ai cũng cần tự bảo vệ chính mình, tuân thủ nguyên tắc phòng virus, ít nhất là cho tới khi tỷ lệ tiêm vắc xin bao phủ cả nước.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X