Bố mẹ đi biệt, 4 đứa trẻ bán vé số lay lắt nuôi ông bị liệt: Muốn đi học, mơ làm 𝚌ả𝚗𝚑 𝚜á𝚝

Căn nhà trọ xập xệ nằm trên đường Mai Bá Hương (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM) là nơi tá túc của gia đình cô Lê Mỹ Hồng (59 tuổi). Từ nhiều năm nay, cuộc sống của gia đình rơi vào bế tắc khi một mình cô phải gồng gánh vừa chăm chồng

Căn nhà trọ xập xệ nằm trên đường Mai Bá Hương (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM) là nơi tá túc của gia đình cô Lê Mỹ Hồng (59 tuổi). Từ nhiều năm nay, cuộc sống của gia đình rơi vào bế tắc khi một mình cô phải gồng gánh vừa chăm chồng tai biến, vừa lo cho 4 đứa cháu nội, ngoại bị cha mẹ b.ỏ r.ơi.

Dù có bốn người con nhưng do cuộc sống khó khăn nên các con của cô chú đều đi làm ăn xa, trong đó người con gái thứ đã bỏ đi biệt sau khi bị chồng phụ bạc và để lại 3 đứa cháu ngoại (Tú Quyên – Mỹ Ngọc – Mỹ Ánh) cho cô Hồng chăm sóc.

Ngoài ra, cô Hồng hiện còn nuôi đứa cháu nội Lê Quang Sang (10 tuổi). “Khổ lắm con ơi, mấy đứa này cha mẹ đã bỏ rồi, giờ cô mà bỏ nữa thì tụi nó biết sống với ai”, người bà nghẹn ngào chia sẻ về những đứa cháu lớn lên trong thiếu thốn tình thương.

5 bà cháu sống trong căn nhà trọ ở huyện Bình Chánh. (Ảnh Yeah1)

Trong gian nhà xiêu vẹo, cuộc sống của bốn đứa trẻ cũng vẹo xiêu nghèo khó. Để mưu sinh, mỗi ngày các em lấy vé số và đi dọc con đường 10km bán cho mọi người. Sang dẫn 2 đứa em gái đi bán chừng 150 tờ vé số dọc đường Mai Bá Hương. Hôm nào bán ế, cả gia đình chẳng có được bữa cơm đầy đủ.

Đã 10 tuổi nhưng Sang chưa được đến trường học con chữ vì quá nghèo. Tuy vậy, sớm lăn lộn mưu sinh nên cậu bé có thể đếm số rất giỏi. Trên gương mặt rất sáng và nụ cười hiền, Sang hồn nhiên chia sẻ về ước mơ được làm công an. Có thể vì đã sớm bảo vệ các em nhỏ cũng như tự bươn chải kiếm sống nên bản lĩnh, khao khát được giúp người trong Sang rất mạnh mẽ.

“Tụi con thích đi học lắm, đi học con sẽ ngoan, con ước được đi học buổi tối, buổi sáng sẽ đi bán vé số. Tụi con đi nổi, không có mệt đâu. Con thích được làm 𝚌ả𝚗𝚑 𝚜á𝚝”, Sang chia sẻ.

Sang có gương mặt sáng và nụ cười hiền. (Ảnh Yeah1)

Nghe đứa cháu nội hồn nhiên bày tỏ ước mơ, bà Hồng cười cười gạt đi: “Không biết chữ mà đòi làm 𝚌ả𝚗𝚑 𝚜á𝚝”. Nói rồi, bà quay đi chỗ khác để gạt nước mắt đang chực trào. Người bà thương các cháu sớm vất vả, lại thiếu thốn tình thương và không thể đến trường như bạn bè đồng trang lứa. Khi quá nghèo, chỉ riêng việc nghĩ cách để tồn tại, để có bữa cơm qua ngày cũng là cả vấn đề, nói chi đến con chữ.

Nếu như Sang có ước mơ lớn lên làm công an để bảo vệ chính nghĩa, cô bé Ngọc Ánh lại trong trẻo với sở thích làm cô giáo. Nhưng do nhà quá nghèo, bà ngoại chưa có tiền cho đi học nên giấc mơ con chữ cứ dở dang vì áp lực cơm áo mưu sinh.

Đứa trẻ nào cũng có những giấc mơ, chỉ khác là hoàn cảnh quá túng thiếu nên nghe xong lại càng thương hơn những trường hợp như Sang, như Ngọc Ánh. Các em còn quá nhỏ nhưng gánh trên vai áp lực mưu sinh, đáng ra phải được bố mẹ bảo bọc, chăm sóc.

Mỗi ngày Sang dẫn hai em đi bán vé số, còn một em bị xuất huyết não nên chỉ biết ú ớ, không thể bán vé số. (Ảnh Yeah1)

Niềm vui mỗi ngày của những đứa trẻ là bán hết vé số càng sớm càng tốt. Ngoài tiền sinh hoạt hằng ngày, phần tiền còn lại để dành vào việc mua thuốc thang cho ông đang bệnh li.ệt giường.

Mỗi tháng, tiền thuốc của ông ngốn cả triệu bạc. Với người khác, số tiền này không quá lớn nhưng đây lại là vấn đề khiến các bà cháu trăn trở, chỉ mong sớm bán hết vé số mỗi ngày.

“Mấy đứa nhỏ giỏi lắm, ngày nào cũng đi bán vé số cho bà, có hôm trời mưa gió, cô bảo ở nhà vẫn nằng nặc xin đi. Tụi nó sợ không đi bán, cả nhà sẽ không có cơm ăn”, cô Hồng bật khóc.

Dù sống xa bố mẹ, thiếu thốn đủ điều nhưng bốn đứa trẻ rất ngoan ngoãn. Gương mặt các em có thể đen đi vì nắng gió mưu sinh nhưng nét hồn nhiên tuổi thơ không giấu đi được. Nhìn các em cười, thủ thỉ giấc mơ công an hay cô giáo mà càng nghẹn. Tuổi thơ hồn nhiên khiến các em chưa hiểu hết cái nghèo cái khổ và chưa biết nếu không đi học sẽ càng khó khăn về sau.

Lỗi thuộc về người lớn, những người đã sinh con ra mà vô trách nhiệm, để con lớn lên trong thiếu thốn. Sinh một đứa con vất vả trăm bề, đâu chỉ gói gọn 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ mà còn cả quá trình nuôi dạy về sau. Người lớn đừng vì vài phút vui vẻ, su.ng sư.ớng mà khiến con cái phải chịu thiệt thòi.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X