Bí kíp vàng giúp mẹ bầu tăng cân chuẩn từng tuần từng tháng, con sinh ra khỏe mạnh thông minh

Tình trạng tăng cân khi mang thai phản ánh phần nào tình trạng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi trong t.ử cu.ng. Vậy tiêu chuẩn cân nặng cho bà bầu khi mang thai là gì? Khi mang thai làm sao để tăng cân hợp lý nhất? Thực tế thì tăng

Tình trạng tăng cân khi mang thai phản ánh phần nào tình trạng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi trong t.ử cu.ng.

Vậy tiêu chuẩn cân nặng cho bà bầu khi mang thai là gì? Khi mang thai làm sao để tăng cân hợp lý nhất?

bi-kip-vang-giup-me-tang-can-khi-mang-thai-chuan-tung-tuan-tung-thang

Thực tế thì tăng cân khi mang thai là điều vô cùng bình thường bởi trong giai đoạn này cơ thể mẹ phải tăng tuần toàn máu, tăng cường trữ nước và các chất lỏng trong cơ thể để nuôi dưỡng bào thai.

Ngoài ra, cân nặng của mẹ thay đổi cũng vì khi mang thai trọng lượng bầu ngực của mẹ tăng lên, kích thước t.ử cu.ng tăng, xuất hiện túi nước ối và nhau thai để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi trong suốt 300 ngày.

Thông thường, cân nặng của bà bầu khi mang thai tăng lên sẽ bao gồm những yếu tố sau:

Trọng lượng của trẻ: 2700 – 3600g

Thể tích máu: 1400 – 1800g

Nhau thai: 500 – 900g

Dịch ối: 900 – 1400g

Sự phì đại tuyến v.ú: 500 – 900g

T.ử cu.ng: 900g

Mỡ cơ thể: 2 300g

Mô và dịch cơ thể: 1800g

Cách tính chỉ số khối cơ thể của bà bầu

Mức tăng cân khi mang thai của từng mẹ là không giống nhau, tình trạng này sẽ thay đổi tùy theo cơ địa của từng mẹ. Tiêu chuẩn đánh giá tăng cân khi mang thai sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ và chỉ số khối khối lượng cơ thể BMI (Body Mass Index) trước khi mang thai của mẹ.

Kết quả hình ảnh cho bà bầu"

Công thức tính BMI như sau:

Chỉ số BMI = Cân nặng (kg) / [Chiều cao x Chiều cao] (m)

Thiếu cân: BMI từ 18,5 trở xuống

Cân nặng bình thường: BMI khoảng 18,5 – 24,9

Thừa cân: BMI từ 25 trở lên

Tiêu chuẩn tăng cân theo từng tuần, từng tháng

Cân nặng bà bầu khi mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cân nặng của thai nhi, nước ối, nhau thai, thể tích máu gia tăng, mỡ gia tăng, mô và dịch cơ thể … Dưới đây sẽ là cách xác định mức độ tăng cân hợp lý cho thai phụ theo từng tuần và theo suốt thai kỳ.

Mức tăng cân khi mang thai trong suốt thai kỳ

Đối với bà bầu có cân nặng bình thường trước khi mang thai hạn mức tăng cân hợp lý cho mẹ trong suốt thai kỳ từ 11,3 – 16 kg, cụ thể như sau:

Trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, mẹ nên tăng từ 1 – 2 kg

Mẹ nên tăng từ 4 – 5 kg trong tam cá nguyệt thứ hai

Và trong tam cá nguyệt cuối cùng mẹ nên tăng từ 5 – 6 kg

Đối với bà bầu thiếu cân trước khi mang thai thì mức tăng cân lý tưởng cho mẹ là 25% cân nặng trước khi mang thai, mẹ nên tăng khoảng 12,7 – 18,3 kg là hợp lý nhất.

Đối với bà bầu thừa cân trước khi mang thai thì mức tăng cân nên đạt khoảng 15% so với cân nặng trước khi mang thai, mẹ nên tăng từ 7 – 11,3 kg.

Đối với bà bầu mang song thai: Bà bầu mang song thai nên tăng từ 16 – 20,5kg trong suốt thai kỳ.

Mức tăng cân khi mang thai theo từng tuần

Để tiện cho việc theo dõi tình hình tăng cân khi mang thai, ngoài việc quan tâm đến cân nặng gia tăng trong 9 tháng 10 ngày thì mẹ cũng cần lưu ý đến mức cân nặng tăng theo từng tuần.

Những thai phụ thừa cân trước khi mang thai: Duy trì tăng 0,3 kg/tuần.

Thai phụ có mức cân nặng bình thường trước khi mang thai: Duy trì tăng 0,4 kg/tuần.

Với những thai phụ thiếu cân trước khi mang thai: Duy trì tăng 0,5 kg/tuần.

bi-kip-vang-giup-me-tang-can-khi-mang-thai-chuan-tung-tuan-tung-thang

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định vấn đề tăng cân khi mang thai của bà bầu. Theo đó trong suốt thai kỳ, thực đơn cho mẹ cần phối hợp cân đối các chất dinh dưỡng sau:

Tinh bột: Có trong gạo, ngũ cốc, ngô, khoai …

Protein: Có trong cá, thịt lợn nạc, thịt gà, trứng, các loại đậu …

Lipit: Có trong dầu olive, dầu đậu nành, mỡ động vật, đậu phộng, vừng …

Vitamin nhóm A, B, C, D, E, K: Có trong các loại rau xanh và trái cây như cà rốt, cần tây, rau chân vịt, chuối, cam, chanh …

Canxi: Có trong cua, trứng, sữa và các sản phẩm làm từ sữa như phô mai, sữa chua …

Omega 3: Có trong dầu olive, cá hồi …

Acid folic: Có trong gan động vật, súp lơ, cải xoăn, các loại đậu …

Sắt: Có trong lòng đỏ trứng gà, thịt có màu đỏ, gan động vật, các loại đậu …

Chất xơ: Có trong các loại rau xanh, trái cây.

Kẽm: Có trong các loại cá, hải sản, thịt gia cầm, sữa …

Iốt: Đây là khoáng chất thiết yếu giúp hoàn thiện sự phát triển não bộ của trẻ.

Trong quá trình ăn uống, mẹ cần đặc biệt chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Hãy nói không với những loại thức ăn chưa được nấu chín, quá nhiều gia vị, không rõ nguồn gốc.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày. Có thể là nước lọc, nước trái cây, nước canh… để ngăn ngừa tình trạng mất nước làm ảnh hưởng đến lượng nước ối và túi ối.

Kết quả hình ảnh cho dinh dưỡng bà bầu"

Ăn uống thất thường gây nên tình trạng tăng cân không kiểm soát. Vì thế ăn đủ 3 bữa trong ngày: sáng, trưa, tối cùng 2 bữa ăn nhẹ sẽ đảm bảo cho sức khỏe của mẹ.

Mẹ cũng nên hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể, cân nhắc lựa chọn các loại chất béo tốt và nạp vào một lượng tinh bột vừa đủ. Hãy tránh xa chất kí.ch thí.ch và bia rượu, nước có gas.

Chế độ sinh hoạt khi mang thai

Tăng cân quá mức có thể gây ra những rủi ro khôn lường như sảy thai, tiểu đường thai kỳ hay nhiễm đ.ộc thai nghén. Vì thế, mẹ hãy giữ vững mức tăng cân hợp lý bằng cách áp dụng những lưu ý trong chế độ lao động và nghỉ ngơi dưới đây:

Không làm việc quá sức, hạn chế vận động mạnh, chọn những bài thể dục đơn giản để tăng sức bền khi mang thai.

Đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không nên ngủ trưa quá lâu vì như thế sẽ gây mất ngủ vào buổi tối.

Giữ tinh thần thoải mái, mẹ có thể tìm đến những liệu pháp giải tỏa căng thẳng như yoga cho bà bầu, nghe nhạc thư giãn…

Tạo lập môi trường sống trong lành, thoáng đãng, tránh xa khói thuốc lá và bụi bẩn.

Kiểm tra cân nặng đều đặn hàng tuần, hàng tháng. Đến gặp bác sĩ để được tư vấn nếu mẹ thấy dấu hiệu tăng giảm cân bất thường.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X