Bé trai 3 tuổi hóc chôm chôm không qua khỏi do không sơ cứu kịp thời

Mong chờ con ra đời sau chín tháng mười ngày mẹ vất vả cưu mang. Rồi nhìn con lẫy, con bò, dõi theo sự thay đổi của con từng ngày. Vậy mà một ngày chỉ vì chút sơ sẩy, phải nhìn con tắc thở trên tay, lòng cha mẹ đứt từng đoạn ruột. Cái chết

Mong chờ con ra đời sau chín tháng mười ngày mẹ vất vả cưu mang. Rồi nhìn con lẫy, con bò, dõi theo sự thay đổi của con từng ngày. Vậy mà một ngày chỉ vì chút sơ sẩy, phải nhìn con tắc thở trên tay, lòng cha mẹ đứt từng đoạn ruột. Cái chết của bé T., bé trai 3 hóc quả chôm chôm ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) chính là bài học đau xót đối với các bậc làm cha làm mẹ.

Bé T. được cha bóc chôm chôm cho ăn. Chẳng may trái chôm chôm chạy tọt vào họng con gây tắc đường thờ. Thấy con tím tái, gia đình không biết làm gì vội chở con đến trạm y tế xã cấp cứu thì con đã mất trên đường đi.

Đọc tới đây mà nghẹn. Ngày trước con mình cũng từng bị hóc dị vật. Mình mua sữa cho con uống. Trong lốc sữa có tặng kèm miếng ghép hình. Con mình khi đó 3 tuổi, rất thích chơi trò lắp ghép. Bé vơ lấy chơi rồi cho vào miệng. Khi mình phát hiện ra thì mặt con đã tím tái. Mình biết cách sơ cứu nhưng hoảng quá không còn biết phải làm gì. Cũng may ba mình từ trên lầu chạy xuống khi nghe tiếng mình la thất thanh. Ông dốc thẳng thằng bé, rồi đặt nghiêng và vỗ mạnh vào lưng nhiều lần. Cuối cùng, may mắn mỉm cười. Còn mình nôn ra được mảnh ghép, bật khóc rất to, mặt từ tím bầm chuyển dần sang hồng hào. Nhìn miếng ghép rơi ra dính lẫn máu trong nước bọt mà tay chân mình nhẹ bẫng. Không có ông biết cách sơ cứu thật không biết có chuyện gì xảy ra nữa.

Cách sơ cứu cho trẻ lớn

Một tai nạn thương tâm, một nỗi đau khó có thể nguôi ngoai trong lòng cha mẹ bé và mọi người trong gia đình. Từ trường hợp đáng tiếc này, có 2 điều cha mẹ phải lưu ý:

– Khi cho trẻ ăn phải cẩn thận đối với các loại thực phẩm dễ hóc như trân châu, cá viên chiên, các loại quả có hình tròn như chôm chôm, nhãn hoặc các món ăn có xương… Tránh cho trẻ vừa ăn vừa chơi đùa khiến thức ăn lọt vào đường thở gây hóc nghẹn.

Ngoài ra, trong nhà cần để xa tầm tay trẻ các vật nguy hiểm (trẻ có thể nhặt được và nuốt phải) như đồng xu, cúc áo, thuốc tây, kim, định, hóa chất…

– Cha mẹ phải học cách sơ cứu các tai nạn trẻ thường gặp ở nhà vì nhiều khi thời gian vàng để cứu con chỉ diễn ra chỉ trong vài phút. Nếu bố mẹ chở con đi bệnh viện thì có thể con không giữ được mạng sống.

Chẳng hạn như trong trường hợp con hóc dị vật, theo chuyên gia, trước hết cha mẹ tránh hoảng loạn sẽ làm con hoảng sợ, khóc theo. Như vậy, thời gian vàng cứu con sẽ trôi qua.

Hướng dẫn cách lấy dị vật ra khỏi đường thở cho bé

– Với bé dưới 2 tuổi, nếu con sặc sữa, bột, mẹ ngậm vào mũi bé và hút thật mạnh. Nếu bé hóc dị vật, mẹ để bé nằm sấp trên cánh tay, đầu hướng xuống đất, giữ chắc để cổ và đầu của bé khỏi bị tuột. Một tay đỡ đầu và vai bé, tay kia vỗ mạnh vào lưng (giữa 2 bên vai) 5 lần bằng gót tay.

Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc bé vẫn chưa thể thở thì tiếp tục thực hiện biện pháp ấn ngực bằng cách lật ngược bé lên (đầu bé vẫn hướng xuống đất, hơi nghiêng một bên để đàm nhớt chảy ra ngoài), lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức) 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp. Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người bé lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc bé khóc được.

Cách sơ cứu cho bé dưới 2 tuổi

– Với trẻ lớn hơn, mẹ để con nằm sấp lên đùi, đầu thấp hơn vai, vỗ nhiều lần bằng gót tay vào giữa hai vai trẻ đến khi dị vật bắn ra ngoài.

Hoặc mẹ đứng sau lưng trẻ, vòng hai tay ôm lấy thắt lưng trẻ. Nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn. Ẩn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh. Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.

Lưu ý:

Nếu đã sơ cứu đúng cách mà vẫn không lấy được dị vật ra thì đưa trẻ đi viện gấp.

Chỉ lấy dị vật khi dị vật rơi ra ngoài trong quá trình sơ cứu. Không cố móc lấy dị vật ở bên trong vì có thể khiến dị vật rơi sâu hơn.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X