Bé gái 7 tuổi ngu.y kị.ch khi đi ngoại khóa với trường, phụ huynh đau đáu nỗi lo hè về

Thời điểm cuối năm là lúc nhiều trường tổ chức đi ngoại khóa cho học sinh. Nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ không dám cho con đi vì trẻ đông và hiếu động, trong khi các cô giáo, nhân viên khu dã ngoại không thể theo dõi hết được. Biển nhân tạo tại KDL

Thời điểm cuối năm là lúc nhiều trường tổ chức đi ngoại khóa cho học sinh. Nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ không dám cho con đi vì trẻ đông và hiếu động, trong khi các cô giáo, nhân viên khu dã ngoại không thể theo dõi hết được.

hình ảnh

Biển nhân tạo tại KDL Đại Nam (Ảnh dulichbinhduong)

Mới đây em đọc trên Người Lao Động Online thì ở Khu du lich Đại Nam Bình Dương vừa xảy ra một tai nạn đau lòng. Trong lúc nô đùa tại biển Đại Nam, một học sinh 7 tuổi ở tỉnh Bình Dương không may bị đuối nước, tiên lượng sức khỏe xấu.

Theo Người Lao Động, tối 12/6, một lãnh đạo khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, xác nhận đơn vị này tiếp nhận một ca cấp cứu một học sinh tiểu học trên địa bàn bị đuối nước, tiên lượng sức khỏe xấu. Trong ngày, một trường tiểu học ở xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên có hợp đồng với một đơn vị tổ chức đưa hơn 300 học sinh đi tham quan ở khu du lịch Đại Trong lúc nô đùa tại khu biển Đại Nam thì em Đ.T.B.N. không may bị đuối nước.

Phát hiện sự việc, người dân và nhân viên khu du lịch đã đưa cháu N. lên bờ sơ cứu và đã đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương. Đến 20 giờ 30 phút tối cùng ngày, do sức khỏe bé quá yếu nên bệnh viện và gia đình tiếp tục chuyển cháu lên cấp cứu ở Bệnh viện Nhi đồng TP HCM.

hình ảnh

Trong lúc nô đùa tại khu biển Đại Nam thì em Đ.T.B.N. – 7 tuổi, không may bị đuối nước (Ảnh NLĐ)

Đây không phải là lần đầu tiên tai nạn đuối nước xảy khi nhà trường tổ chức ngoại khóa cho học sinh. Đầu năm 2018, cũng tại khu vực biển nhân tạo của khu du lịch này, một học sinh lớp 4 tại trường tiểu học ở quận 8 TP.HCM trong lúc chơi đùa thì đuối nước. Sự việc ban đầu được các em trong lớp phát hiện, kêu cứu mà nhân viên cứu hộ trên bờ tưởng các em đùa giỡn. Sau 2 ngày cấp cứu, em học sinh lớp 4 này đã không qua khỏi.

Như bé trên kia thì 7 tuổi có lẽ chỉ mới kết thúc năm học đầu tiên của lớp 1. Điểm chung là hai bé đều là học sinh tiểu học, đuối nước quá thương tâm. Hiện tại vụ việc chưa thể kết luận được gì, phụ huynh cũng không thể vì một hai sự việc như thế nào mà không cho con mình đi dã ngoại với lớp. Tuy nhiên cũng cần dặn con mình phải hết sức cẩn thận khi chơi trong khu vực biển, có nhiều nước. Ngoài ra các bậc phụ huynh, người chăm trẻ cũng cần chú ý đến các bước sơ cứu như sau:

1. Đưa bé ra khỏi nước

Ưu tiên hàng đầu là đưa trẻ bị đuối nước lên khỏi mặt nước càng nhanh càng tốt. Nếu chúng không thở, hãy đặt chúng nằm ngửa trên một bề mặt chắc chắn. Bắt đầu hồi sức cấp cứu ngay lập tức và nhờ ai đó giúp đỡ.

hình ảnh

Phát hiện sự việc, người dân và nhân viên khu du lịch đã đưa cháu N. lên bờ sơ cứu và đã đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương (Ảnh NLĐ)

2. Bắt đầu hồi sức

Nhẹ nhàng ngửa đầu trẻ ra sau bằng một tay và dùng tay kia nâng cằm trẻ lên. Đặt tai vào miệng và mũi của trẻ, đồng thời nhìn, lắng nghe và cảm nhận các dấu hiệu thở.

Nếu trẻ dường như không thở:

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi: Đặt miệng lên mũi và môi của trẻ sơ sinh và thở hai hơi, mỗi lần thở khoảng 1 giây.

Trẻ từ 1 tuổi trở lên: Véo mũi của trẻ và bịt chặt môi của mình trên miệng trẻ. Hít thở chậm và đầy đủ hai lần (mỗi lần từ 1 đến 2 giây). Chờ cho lồng ngực lên xuống trước khi thực hiện nhịp thở thứ hai.

Nếu ngực tăng lên sau khi thở:

Kiểm tra mạch. Xem bước 3.

Nếu ngực không căng lên sau khi thở:

Thử lại, tức là lại nghiêng đầu, nâng cằm của trẻ lên và lặp lại các bước thích hợp đã nêu ở trên.

hình ảnh

Đến 20 giờ 30 phút tối cùng ngày, do sức khỏe bé quá yếu nên bệnh viện và gia đình tiếp tục chuyển cháu lên cấp cứu ở Bệnh viện Nhi đồng TP HCM (Ảnh NLĐ)

3. Kiểm tra

Đặt hai ngón tay trên cổ của con đến cạnh của quả táo Adam. (Đối với trẻ sơ sinh, có thể cảm thấy bên trong cánh tay giữa khuỷu tay và vai). Chờ năm giây.

Nếu tìm thấy một mạch:

Nếu có mạch, cứ ba giây lại thở một hơi. Kiểm tra mạch mỗi phút và tiếp tục thở cấp cứu cho đến khi trẻ tự thở được hoặc có người trợ giúp đến.

Nếu không thể tìm thấy mạch:

Nếu không thể tìm thấy mạch, bạn sẽ cần bắt đầu ép ngực.

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi: Hãy tưởng tượng một đường giữa ngực của trẻ và đặt hai ngón tay ngay dưới tâm điểm của nó. Áp dụng 5 lần ép ngực nửa inch trong khoảng 3 giây. Sau năm lần nén, hãy bịt chặt môi trên miệng và mũi của trẻ và thở một hơi.

Trẻ em từ 1 tuổi trở lên: Dùng gót bàn tay (cả hai tay đối với thanh thiếu niên hoặc người lớn) để áp dụng năm lần ép ngực nhanh một inch vào giữa xương ức (ngay phía trên nơi các xương sườn kết hợp với nhau) trong khoảng ba giây. Sau năm lần nén, hãy véo mũi của con, bịt chặt môi mình trên miệng và hít thở đầy đủ một hơi.

Mọi lứa tuổi: Tiếp tục chu kỳ năm lần ép ngực, sau đó là thổi ngạt trong một phút, sau đó kiểm tra mạch. Lặp lại chu kỳ cho đến khi tìm thấy một nhịp đập hoặc trợ giúp đến và tiếp nhận.

hình ảnh

Ảnh TTVH

4. Đừng bao giờ cho rằng đã quá muộn để cứu sống một đứa trẻ

Ngay cả khi trẻ không phản ứng, hãy tiếp tục thực hiện hô hấp nhân tạo và không dừng lại cho đến khi các chuyên gia y tế tiếp nhận. Những nỗ lực của chúng ta có thể cứu một mạng sống. Nhưng trên hết, phòng bệnh hơn chữa bệnh, không bao giờ là thừa khi dạy con các quy tắc an toàn khi đi ngoại khóa với lớp

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X