Bác sĩ nói 5 triệu chứng rất khác khi nhiễm biến thể mới Omicron: Không mất khứu giác, vị giác như Delta

Nhiều người thắc mắc rằng, triệu chứng khi nhiễm Omicron có gì khác so với Delta hiện nay, và làm sao để nhận biết. Giải đáp thắc mắc này, một số chuyên già hàng đầu đã đưa ra giải đáp. Triệu chứng điển hình khi nhiễm biến thể mới được dự đoán còn ‘vượt trội’

Nhiều người thắc mắc rằng, triệu chứng khi nhiễm Omicron có gì khác so với Delta hiện nay, và làm sao để nhận biết. Giải đáp thắc mắc này, một số chuyên già hàng đầu đã đưa ra giải đáp.

Triệu chứng điển hình khi nhiễm biến thể mới được dự đoán còn ‘vượt trội’ hơn Delta

Omicron tới nay đã xuất hiện ở các châu lục nhưng vẫn chưa được phát hiện ở nhiều nước. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng đó chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Do đó, điều quan trọng nhất là phải làm sao tìm hiểu được mọi thứ để chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với nó.

Hiện, giới khoa học vẫn đang cố gắng nỗ lực nghiên cứu để nắm bắt thêm thông tin như: cách thức lây lan, triệu chứng, nguy cơ và mức độ hiệu quả của vắc xin với Omicron. Kết quả dự kiến sẽ được công bố trong vài tuần tới.

15

Tuy nhiên, theo BS. Angelique Coetzee (Chủ tịch Hiệp hội Y tế Nam Phi) cho hay: Những người nhiễm biến thể này có triệu chứng rất khác nhưng đều ở thể nhẹ.

Hầu hết bệnh nhân mà nữ bác sĩ này điều trị đều cảm thấy rất mệt mỏi. Như vậy, tình trạng mệt mỏi quá mức trở thành triệu chứng điển hình của biến thể này. Mặt khác, không có bệnh nhân nào trong số này bị mất vị giác hay khứu giác như những biến thể khác. Đây được xem là một trong những điểm rất đáng chú ý.

Đến nay, nữ bác sĩ đã tiếp nhận và điều trị cho 20 bệnh nhân nhiễm biến thể này, hầu hết đều là nam giới trẻ tuổi. Một nửa trong số này chưa được chích ngừa.

Theo bà, bệnh nhân có thể bị đau cơ và mệt mỏi trong 1 – 2 ngày, hoặc có thể ho nhẹ.

Đồng thời, nữ bác sĩ cũng chia sẻ về trường hợp đặc biệt mà bà chữa trị: Đó là một bé gái khoảng 6 tuổi có thân nhiệt cao, tim đập nhanh. Ban đầu bà cũng tự hỏi có nên tiếp nhận không. Song, 2 ngày sau đó tình hình của đứa trẻ khá hơn rất nhiều.

Điều may mắn là cả 20 bệnh nhân đều rất khỏe mạnh. Song, bà vẫn bày tỏ mối lo ngại về việc những bệnh nhân lớn tuổi hoặc người chưa được chích ngừa có thể bị omicron xâm lấn nghiêm trọng hơn. Nhất là nhóm dễ tổn thương như có bệnh nền đái tháo đường, tim mạch. Bởi vì nhóm người này nếu nhiễm biến thể mới thì ‘chúng ta có thể phải chứng kiến nhiều trường hợp bị nặng’.

Theo một số chuyên gia, nếu omicron không gây ra triệu chứng nghiêm trọng ngay cả ở người chưa chích ngừa thì chứng tỏ Covid-19 đang chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu. Tức là SARS-CoV-2 vẫn xuất hiện nhưng dễ kiểm soát hơn.

BS Eric Topol (Viện Nghiên cứu Scripps) đánh giá: Đây có thể là tin tức bớt lo ngại nhất về biến thể mới nếu điều này thực sự được xác định thông qua việc theo dõi tất cả trường hợp bị nhiễm. Sẽ có rất ít người nghĩ rằng, biến thể siêu đột biến như Omicron lại có thể giảm độc lực.

Chỉ có điều, bây giờ vẫn còn quá sớm để có thể xác định rằng liệu những đánh giá ban đầu của nữ bác sĩ Coetzee chính xác hay không. Nhưng, có một điều khiến mọi người cần phải lưu ý là bệnh nhân mà bà tiếp nhận hầu như đều thuộc nhóm trẻ khỏe, ít khả năng bị nặng bất kể họ nhiễm biến thể nào.

12

Omicron có khả năng lẩn tránh kháng thể của con người

TS. Theodora Hatziioannou (ĐH Rockefeller, New York) cho hay: Omicron là biến thể có chứa hơn 30 đột biến trong protein gai. Đây là bộ phận mà chúng thường dùng để liên kết với các tế bào trong cơ thể người. Các đột biến đặc biệt của biến thể sẽ làm gia tăng dự đoán rằng virus thực sự phát triển lần đầu tiên trong cơ thể một người bị nhiễm HIV. Trong khi đó, đây là nhóm người có hệ miễn dịch suy yếu và rất khó ngăn chặn sự xâm nhập của chúng.

Thay vì bị loại bỏ trong một vài ngày thì chúng có thể tồn tại trong cơ thể bệnh nhân này cả tháng. Suốt thời gian đó, chúng tiếp tục phát triển để đạt được khả năng lẩn tránh kháng thể của con người.

Do vậy, vị tiến sĩ này đánh giá: Omicron là biến thể chứa rất nhiều sự đột biến liên quan tới việc tăng cường khả năng chống lại kháng thể.

Bà và các cộng sự cho biết: Họ cũng có thể tạo ra các protein gai đột biến trong phòng thí nghiệm để tạo ra những virus có khả năng chống lại kháng thể phòng ngừa. Với Omicron, có nhiều sự đột biến tương tự như những đột biến mà nhóm của bà đang nghiên cứu. Bà đánh giá rằng đây là sự trùng hợp khá ấn tượng.

Cũng vì thế, bà bày tỏ mối lo ngại rằng Omicron có thể né tránh một số kháng thể của con người được tạo ra nhờ chích ngừa hoặc sau khi hồi phục. Bà cũng đồng thời dự đoán một số phương pháp điều trị bằng kháng thể có thể không có tác dụng với Omicron vì đột biến trên protein gai sẽ giúp bảo vệ chúng.

Nhà nghiên cứu này cũng nhận định: Vắc xin được kỳ vọng sẽ cung cấp một số biện pháp bảo vệ trước biến thể Omicron. Bởi chúng không chỉ kích thích việc sản sinh kháng thể mà còn giúp các tế bào miễn dịch tấn công tế bào nhiễm Omicron. Các protein đột biến của virus không làm giảm phản ứng của những tế bào miễn dịch này.

Theo bà, việc sử dụng mũi tăng cường có thể giúp gia tăng lượng kháng thể và cho phép cơ thể của người bệnh chống lại các biến thể mới như Omicron.

Hiện, người ta vẫn chưa thấy Omicron gây ra các triệu chứng nặng hơn biến thể trước vầ cũng chưa rõ nó có thể lây từ người sang người một cách nhanh chóng hay không.

Việt Nam ứng phó thế nào trước biến chủng mới Omicron?

TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết đến nay những điều thế giới biết về biến chủng Omicron này còn rất ít, chủ yếu ghi nhận ở các nước nam châu Phi. Chúng ta thấy nó có nhiều đột biến hơn rất nhiều so với biến thể Delta, nhưng chưa có dữ liệu về dịch tễ, khả năng lây lan cũng như độc lực của virus.

“Virus luôn luôn đột biến. Vì thế 5K- khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung và khai báo y tế là quan trọng nhất. Bên cạnh đó là vấn đề tiêm vắc xin phòng Covid-19”, TS Kính nhấn mạnh.

Theo TS Kính, cả thế giới hiện nay tập trung vào protein gai của virus hay spike protein. Tất cả các biện pháp phòng chống đều tập trung vào spike này, từ sản xuất các sinh phẩm để xét nghiệm đến các thuốc, đặc biệt là các thuốc kháng thể đơn dòng để trung hòa nó. Việc sản xuất vắc xin cũng tập trung vào gai này.

“Bản thân spike này cũng luôn luôn đột biến, tạo rất nhiều chủng khác nhau. Hiện nay, thế giới tập trung vào 3 loại biến thể: đáng lưu tâm, e ngại và biến thể có đột biến quan trọng. Hiện nay nhìn chung có rất nhiều đột biến xảy ra. Chủng đột biến phổ biến hiện nay, đang gây ra dịch khắp toàn cầu là Delta”, TS Kính cho biết.

Theo ông, mỗi lần virus đột biến nó lại tác động đến tần suất lan tràn. Nếu virus Vũ Hán một người lây 2 người, thì đến biến thể Delta một người có thể lây cho 9-10 người. Ngoài ra, tác động của đột biến có thể dẫn đến độc lực khác nhau, nếu độc lực mạnh hơn thì nguy cơ tử vong cao hơn. Vấn đề đau đầu, nhức óc nhất của thế giới chính là lo ngại đột biến “thoát” vắc xin.

Theo Bộ Y tế, các dấu hiệu nhiễm SARS-CoV-2 nếu có gồm:

– Ho

– Sốt (trên 37,5 độ C)

– Đau đầ

– Đau họng, rát họng

– Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi

– Khó thở

– Đau ngực, tức ngực

– Đau mỏi người, đau cơ

– Mất vị giác

– Mất khứu giác

– Đau bụng, buồn nôn

– Tiêu chảy.

BÀI LIÊN QUAN
X