Bà nội vừa trông 3 cháu vừa nấu nướng, con dâu về sớm chứng kiến đã ân hận vì đối xử tệ với bà

Chăm sóc trẻ em là một công việc vô cùng vất vả, và cuộc sống hiện đại luôn có nhiều áp lực rất nặng nề. Sau khi sinh con, nhiều mẹ trẻ phải quay lại công việc của mình, họ buộc lòng phải gửi con cho ông bà chăm sóc bé. Đôi khi, cách chăm

Chăm sóc trẻ em là một công việc vô cùng vất vả, và cuộc sống hiện đại luôn có nhiều áp lực rất nặng nề. Sau khi sinh con, nhiều mẹ trẻ phải quay lại công việc của mình, họ buộc lòng phải gửi con cho ông bà chăm sóc bé. Đôi khi, cách chăm sóc của người già khiến một số người mẹ cảm thấy ức chế. Tuy nhiên, đứa cháu cũng là máu mủ ruột thịt của ông bà, và người già luôn yêu thương con trẻ hơn bất kỳ ai khác. Hãy tưởng tượng bà chăm cùng lúc 3 cháu sẽ vất vả như thế nào.

Cảnh tượng cháu ngồi cheo leo thế này sẽ khiến bà mẹ nào cũng cảm thấy tức giận

Xuân là một bà mẹ luôn bận rộn. Cô là mẹ của ba đứa trẻ sinh ba kháu khỉnh. Các con mang lại niềm hạnh phúc to lớn cho cả gia đình. Tuy nhiên, chi phí để nuôi ba đứa trẻ quá lớn khiến Xuân không thể để gánh nặng tài chính đè lên đôi vai chồng mình. Vì vậy, khi các con được một tuổi rưỡi, cô quyết định đi làm lại. Sau khi đắn đo suy nghĩ, cô đành nhờ mẹ chồng chăm sóc các con của mình bởi mẹ đẻ cô đang ở với vợ chồng anh trai và chăm sóc các cháu nội, nếu đùng đùng sang nhà con gái thì rất bất tiện.

Mẹ chồng của chị Xuân đang sống ở vùng quê xa xôi. Nhưng bà vẫn khăn gói lên thành phố để đỡ đần cho con cái. Trong thâm tâm của người mẹ trẻ, cô không cảm thấy vui vẻ vì cô cho rằng mẹ chồng là “người nhà quê”. Bà là người ở nông thôn nên có nhiều khác biệt trong cách ăn ở, cộng thêm mâu thuẫn giữa hai thế hệ về quan điểm nuôi dạy trẻ khiến quan hệ giữa cô và mẹ chồng trở nên nặng nề.

Cách bà khoét lỗ bộ quần áo của cháu để đi bô cho dễ cũng khiến con dâu phật ý

Người mẹ trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi và ức chế khi mẹ chồng cứ làm khác mình, dù bà nội chăm cùng lúc 3 cháu. Như khi bà pha sữa bột cho cháu. Dù cô đã bảo nhiều lần phải pha đúng công thức nhưng bà vẫn thích múc thêm vài muỗng, với lý do cho thêm như vậy sẽ làm cho cháu có nhiều dưỡng chất hơn. Hoặc khi nấu bột, mẹ chồng thường cho thêm gia vị vào bột để cháu ăn cho vừa miệng.

Chưa kể đến chuyện bà thích áp dụng những phương pháp dân gian như bôi dầu chàm, gừng… để trị bệnh cho trẻ khiến làn da mỏng manh của chúng hay bị ửng đỏ. Mỗi lần đi làm về mà thấy con mình bị thương, Xuân sẽ cảm thấy tức giận ghê gớm và cứ cằn nhằn mãi với chồng. Lúc đầu, cô còn giữ ý giữ tứ chứ có hôm đỉnh điểm, cô nặng lời luôn với mẹ chồng, nhưng bà không giận mà còn luôn rối rít xin lỗi.

Một lần về nhà sớm, cô con dâu đã chứng kiến cảnh này

Có một ngày, Xuân đi làm về sớm. Khi về đến nhà, cô không thấy mẹ chồng và các con đâu cả. Thế là cô hốt hoảng đi tìm. Trong bụng thầm trách móc là chắc bà lại dẫn chúng la cà ngoài đường, rồi nào là không an toàn, xe cộ nguy hiểm,… Nhưng khi cô vào đến bếp, một cảnh tưởng không ngờ tới đã xảy ra trước mắt cô.

Một trong ba bé đã nhìn thấy mẹ

Mẹ chồng cô đang ở trong bếp, trong khi ba đứa trẻ đang ngồi rất ngay ngắn thành một hàng trên quầy đối diện. Bà đang thái rau củ, vừa hát nghêu ngao một bài hát thiếu nhi. Bà dùng cả cơ thể già nua của mình để lắc lư theo nhịp điệp của bài hát, chốc chốc lại khua chén gõ nồi để “mua vui” cho những đứa trẻ sau lưng không cảm thấy buồn chán.

Thỉnh thoảng bà lại quay ra sau lưng trông chừng cháu để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Rồi mẹ chồng thấy con dâu đang đứng ở cửa. Với biểu cảm trông rất xấu hổ, bà lúng túng giải thích rằng: “Mẹ không thể vừa chăm sóc chúng vừa nấu ăn. Mà mẹ lại lo lắng để chúng một mình trong phòng lại té ngã đâu đó, nên mẹ mới đặt ba đứa lên bếp để trông chừng. Sau này mẹ sẽ không làm vậy nữa đâu”.

Bà thì tất bật lo việc nhà

Cô con dâu rơi nước mắt và ôm chầm lấy mẹ chồng. Nghĩ lại thì bà chưa bao giờ than khổ với cô. Mẹ chồng luôn vui vẻ chăm sóc cháu không ngơi nghỉ ngày nào. Khi cô đi làm về, lúc nào nhà cửa cũng gọn gàng, con cái sạch sẽ, cơm nóng dâng tận miệng. Cô chẳng những không biết ơn, lại còn nói năng với bà vô cùng thiếu ý tứ.

Cô cảm thấy vô cùng xấu hổ, vì lúc nào cô cũng nói đến hai chữ “quê mùa” mà quên mất rằng chồng cô cũng xuất thân từ đó. Cô cũng dự định sẽ thuê thêm người giúp việc đỡ đần bà, cho dù chi phí sẽ tăng lên nhưng mẹ chồng sẽ đỡ vất vả hơn.

Cô con dâu quyết định sẽ thuê thêm người để phụ đỡ

Chăm sóc trẻ con không phải là một công việc dễ dàng gì. Nếu mẹ đã quyết định để ông bà chăm con, đôi khi rất khó có cách ứng xử để toàn vẹn đôi đường. Đầu tiên, mẹ cần tôn trọng ông bà và khéo léo xin lời khuyên vì dù sao họ cũng là những người đi trước.

Nếu kiến thức của ông bà không hợp thời nữa, cần có những cuộc nói chuyện thẳng thắn nhưng mềm mỏng, hoặc mẹ có thể thỉnh thoảng như vô tình kể những kiến thức mình biết trên sách báo, hay cùng ông bà đưa cháu đi khám và nhờ bác sĩ nói hộ mình.

Cuối cùng, mẹ phải luôn nhớ rằng hành động của ông bà luôn xuất phát từ lòng thương yêu cháu mình, thế nên một bà chăm cùng lúc 3 cháu mới là chuyện có khả năng xảy ra. Thế nên, mẹ đừng bao giờ tỏ thái độ với ông bà, vì người già rất hay tự ái, họ sẽ giận dỗi bỏ đi chứ không như mẹ chồng đáng yên trong câu chuyện này đâu.

BÀI LIÊN QUAN
X