Ba bỏ đi, bé trai 9 tuổi phụ mẹ tật nguyền bán vé số mưu sinh vẫn học tập xuất sắc

Bởi lẽ hình ảnh người cha đã nhạt nhòa trong em từ lâu, khi em đâu khoảng 3 tuổi, ba em đã bỏ đi theo người phụ nữ khác. Tình cảm vốn là thứ chưa bao giờ vĩnh cửu, gặp đó rồi xa đó. Mẹ em cũng chẳng trách gì người đàn ông kia, chỉ

Bởi lẽ hình ảnh người cha đã nhạt nhòa trong em từ lâu, khi em đâu khoảng 3 tuổi, ba em đã bỏ đi theo người phụ nữ khác. Tình cảm vốn là thứ chưa bao giờ vĩnh cửu, gặp đó rồi xa đó. Mẹ em cũng chẳng trách gì người đàn ông kia, chỉ nghĩ chắc họ ra đi vì mình không lành lặn.

Đó là câu chuyện về chị Lê Kim Thương (45 tuổi) quê ở Tiền Giang và con trai, bé Lê Thành Đô (9 tuổi). Hiện bé trai phụ mẹ tật nguyền bán vé số mưu sinh theo học tại một mái ấm tình thương trong chùa và em đã học xong lớp 2. Năm vừa rồi em được tặng giấy khen vì “Hoàn thành vượt trội trong học tập và rèn luyện”.

Ngoài giờ học, em cùng mẹ đi bán vé số. Hàng tháng, ngoài tiền thuê nhà, điện nước và các chi phí ăn uống, sinh hoạt, chị Thương phải tốn gần 2 triệu để mua thuốc men. Bên cạnh đôi chân bị bại liệt do trận sốt hồi nhỏ, chị còn bị thấp khớp, đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống… Hiện hai mẹ con chị đang trọ tại một một phòng trọ ở quận Thủ Đức.

Có lẽ niềm an ủi duy nhất, động lực để chị dù có đau đớn trong người vẫn gắng vượt qua chính là đứa con trai hiếu thảo. Thế mới biết người mẹ, dù ở hoàn cảnh nào cũng chỉ biết sống vì con, thậm chí quên cả bản thân mình.

Trên đoạn đường từ nhà đến công ty, tôi đã gặp không ít trường hợp những người mẹ đơn thân mưu sinh cùng con nhỏ.

Nếu ai hay đi ngang cầu Bình Triệu vào buổi chiều tối sẽ thấy một người phụ nữ gầy gò cùng bé trai khoảng 5 tuổi ngồi ở hành lang trên cầu. Chị chia sẻ chồng chị bỏ hai mẹ con đi khi con còn đỏ hỏn, do người ta không cho ở nhờ nữa nên mẹ con chị phải dắt díu nhau từ Sóc Trăng lên đây.

Hai mẹ con ở trên cầu mỗi ngày. Đầu tiên chị sống nhờ sự giúp đỡ của người qua lại nhưng hiện chị đã cùng con trai bán vé số để trang trải cuộc sống. Chị khoe hôm trước ngủ tạm ở cây cầu vượt nhưng nay hai mẹ con đã thuê được một chỗ ở với giá 800.000 đồng.

Tôi nghe mà mừng lây cho chị. Thỉnh thoảng tôi thấy có người dừng lại, lúc thì giúp cho hai me con tấm chăn, khi thì hộp cơm tấm. Chợt thấy ấm áp tấm lòng những người ngụ cư ở mảnh đất này.

Chợt nghĩ những người chồng, người cha đã ở đâu khi vợ con họ phải mưu sinh đầu đường xó chợ. Hết tình cảm với nhau chia tay là lẽ thường nhưng còn trách nhiệm với con cái đâu phải nói bỏ là xong. Chợt thêm thương những đứa trẻ sớm phải vất vả trên đường, giấu tủi thân phía sau nụ cười hồn nhiên trong sáng.

Rồi đây, những đứa trẻ này sẽ lớn lên nhưng trong lòng chúng luôn mang nỗi tổn thương bị chối bỏ, nhất là khi nhìn bạn bè xung quanh được nắm tay cha mỗi ngày. Các ông bố vô trách nhiệm có biết chính sự khiếm khuyết đó là rào cản làm con cái họ luôn sống trong mặc cảm và dễ lạc lối giữa cuộc đời.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X