Bà bầu đẻ rớt ở phòng trọ, bác sĩ tức tốc phi xe máy luồn lách vào hẻm nhỏ để cấp cứu

Báo TTO đưa tin, trong lúc ở nhà trọ một mình, một bà bầu tại quận 2, TP.HCM đau bụng dữ dội, sau đó 10 phút sinh tại nhà. Nhận được tin báo, các bác sĩ Bệnh viện quận 2 dùng cả xe cấp cứu và xe máy tức tốc đến nơi. Thai phụ chạy

Báo TTO đưa tin, trong lúc ở nhà trọ một mình, một bà bầu tại quận 2, TP.HCM đau bụng dữ dội, sau đó 10 phút sinh tại nhà. Nhận được tin báo, các bác sĩ Bệnh viện quận 2 dùng cả xe cấp cứu và xe máy tức tốc đến nơi.

Thai phụ chạy xe máy từ Tiền Giang lên TP.HCM thăm người thân rồi bất ngờ lên cơn đau đẻ khi chỉ có một mình trong căn phòng trọ nằm ở hẻm nhỏ, tình thế hết sức nguy hiểm.

Đó là trường hợp của sản phụ L.T.M.H. (sinh năm 1996), là người ngoại tỉnh làm phục vụ quán ăn cho một nhà hàng tại TP.HCM.

Theo bệnh sử, chị H. đang mang thai đã đi xe máy từ Tiền Giang lên TP.HCM thăm gia đình và người thân tại Quận 2 (TP.HCM).

Trong lúc ở nhà trọ một mình, đột ngột chị lên đau bụng dữ dội. Chưa kịp gọi cho chồng và người thân về hỗ trợ thì cơn đau gò mạnh lại tiếp tục. Chỉ trong 10 phút thì chị đã sinh ngay tại nhà.

Sản phụ được cấp cứu và đưa đến bệnh viện quận 2 kịp thời. (Ảnh: Bệnh Viện Quận 2)

Do sinh quá bất ngờ chị đành cầu cứu người chung quanh dãy trọ hỗ trợ gọi xe cấp cứu đưa vào bệnh viện (BV) chăm sóc. Người dân xung quanh khẩn trương gọi vào đường dây nóng cấp cứu BV Quận 2.

Khi nhận được thông tin, đội ngũ y bác sĩ khoa Cấp cứu phối hợp với ê kíp trực khoa Sản tức tốc điều xe cấp cứu lên đường cấp cứu ngoại viện và chuẩn bị các phương án dự phòng cấp cứu bằng xe gắn máy để tiếp cận một cách nhanh nhất.

Đúng như dự đoán, nhà sản phụ ở nằm sâu bên trong con hẻm nhỏ xe cấp cứu không thể tiếp cận. Các y bác sĩ đã nhanh chóng triển khai phương án hai đi bằng xe máy vào ngay.

Khi đến nơi, bác sĩ phát hiện chị H. đã sinh lọt bé gái còn nguyên dây rốn.

Sau khi thực hiện các quy trình cấp cứu sản phụ và bé sơ sinh, bác sĩ đã cho bóc nhau cắt dây rốn tại nhà, nữ hộ sinh thì làm nhiệm vụ giữ ấm chăm sóc bé.

Bệnh viện quận 2 ở Thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh: Thuốc Dân Tộc)

Ekip khoa Cấp cứu đưa cán thương băng ca chuyển nhanh chị H. và con về BV rồi tiếp tục tiến hành tiếp tục các công đoạn cấp cứu chăm sóc còn lại.

Tại BV, chị H. kể ngày dự sinh của mình còn khoảng hơn mười ngày. Chị cũng thường xuyên theo dõi thai kỳ nhưng không hiểu sao lại bất ngờ sinh sớm hơn ngày dự kiến và sinh trong hoàn cảnh như thế này.

Chị H. sinh bé gái nặng 2,2kg – Ảnh do bệnh viện cung cấp (TTO)

Đây là lần sinh con thứ hai của chị, bé trai đầu hiện hơn hai tuổi và cũng sinh thường tại BV Quận 2.

Ông Trần Quang Châu, Trưởng phòng Công tác xã hội của BV cho biết, ngay khi nhận thông tin phòng đã cử nhân viên đến thăm hỏi tìm hiểu hoàn cảnh của bệnh nhân.

Chị H. chia sẻ câu chuyện và cho biết mình vỡ oà trong niềm vui vô tận của người mẹ.

Hiện tại chị H. và con đã ổn định sức khỏe. Bé gái nặng 2.200 gram đang được bú sữa mẹ. 2 mẹ con đang được theo dõi chặt chẽ tình trạng, phòng ngừa nhiễm trùng hậu sản sau sinh.

Đây cũng là ca sinh “rớt” thứ hai được BV Quận 2 cấp cứu ngoại viện thông qua đường dây nóng cấp cứu ngoại viện.

Bác sĩ khuyên phụ nữ trong quá trình mang thai nên tuân thủ lịch khám thai, siêu âm kiểm tra, làm các xét nghiệm cần thiết trong quá trình mang thai.

Thông hường số lần khám trong thai kỳ khoản 8 lần khám thai (từ thứ 3 đến tuần thứ 37) và 5 lần siêu âm.

Nhưng người mẹ có thể đi khám thai tổng cộng khoảng 14 lần tuỳ theo điều kiện cụ thể, quá trình theo dõi thai kỳ và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, khi mang thai người mẹ nên tuân thủ lịch khám thai, siêu âm kiểm tra, làm các xét nghiệm cần thiết trong quá trình mang thai.

Thường số lần khám trong thai kỳ khoản 8 lần khám thai (từ thứ 3 đến tuần thứ 37) và 5 lần siêu âm. Nhưng theo lịch của một số bệnh viện lớn, người mẹ đi khám thai tổng cộng khoảng 14 lần tùy theo điều kiện cụ thể, quá trình theo dõi thai kỳ và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tùy vào sự phát triển của thai nhi, sức khỏe của mẹ bầu, thai phụ chỉ cần đi khám theo lịch những cột mốc quan trọng, hoặc theo yêu cầu trực tiếp của bác sĩ sản khoa, tuân thủ lời dặn bác sĩ chuyên khoa, thông báo thường xuyên tình trạng thai kỳ cho bác sĩ mỗi lần tái khám, tránh những trường hợp sinh “rớt” như trên làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và bé.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X