Âm tính vẫn chưa xong, người khỏi Covid-19 nhớ 6 việc để phục hồi chức năng, lấy lại sức khỏe

Vô tình trở thành F0 là điều chẳng ai móng muốn nhưng mà thay vì bi quan thì hãy bình tĩnh, cố gắng vượt qua. Điều đó có ích hơn nhiều. Đặc biệt, nCoV không như các bệnh khác, sau khi có kết quả âm tính rồi là xong mà bệnh nhân vẫn còn mất

Vô tình trở thành F0 là điều chẳng ai móng muốn nhưng mà thay vì bi quan thì hãy bình tĩnh, cố gắng vượt qua. Điều đó có ích hơn nhiều. Đặc biệt, nCoV không như các bệnh khác, sau khi có kết quả âm tính rồi là xong mà bệnh nhân vẫn còn mất rất nhiều thời gian để hồi phục. Do đó, người bệnh vẫn cần duy trì lối sống, sinh hoạt hợp lý để cơ thể sớm phục hồi. Đây là những thông tin mà mọi người có thể tìm hiểu thông qua báo chí.

Với những người đang trong giai đoạn phục hồi thì cần nhớ 6 nguyên tắc chính:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý để bổ sung chất cho cơ thể, tránh bị suy nhược

Khẩu phần dinh dưỡng trong giai đoạn này là khẩu phần ăn đa dạng, đầy đủ các nhóm thực phẩm, tăng cường sử dụng các loại thực phẩm có giá trị sinh học cao như sữa, trứng… và gia tăng tỷ lệ chất đạm.

hình ảnh

Sau khi âm tính, người từng nhiễm nCoV cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. 

Lúc này hệ tiêu hóa vẫn cần thời gian để phục hồi như trước. Vì thế, mọi người cần chia khẩu phần ăn hàng ngày ra làm nhiều bữa nhỏ, thức ăn cần được nấu chín kỹ và mềm nhừ. Điều đó nhằm giúp cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn.

Ở giai đoạn này, không chỉ người bình thường mà những người thừa cân, béo phì cũng phải phục hồi khối cơ và kho dự trữ vitamin, khoáng chất. Do đó, không được phép nhịn ăn, nếu không các tế bào bị tổn thương trong cơ thể sẽ không thể phục hồi được. Người béo phì có thể dùng sữa không béo, bớt nửa lượng tinh bột trong bữa ăn. Còn người suy dinh dưỡng thì nên dùng sữa có mức năng lượng cao để phục hồi sau bệnh trong 2 – 3 tuần đầu.

Với người trung bình nặng từ 50 – 60kg (trọng lượng trước khi bị bệnh) thì có thể áp dụng thực đơn sau trong giai đoạn phục hồi sau nCoV:

+ 7h ăn sáng với hủ tíu thịt nạc băm, 1 hộp sữa chua 100ml.

+ 9h30 ăn bữa phụ với 200ml sữa và 2 bánh quy.

+ 12 giờ ăn trưa với 1 bát cơm mềm, cá hú kho nhạt, su su xào tỏi, canh dưa cải nấu cà chua và sườn lợn, 2 quả chuối.

+ 15h ăn bữa xế bằng sinh tố bơ.

+ 17h30 thì ăn chiều với bún gạo xào trứng và đậu phụ chiên, nửa quả cam xoàn.

+ 20h30 uống 1 ly sữa 200ml trước khi đi nghỉ ngơi.

Tập thở để cải thiện lá phổi bị tổn thương

Tập thở sẽ giúp phổi co giãn tốt hơn khi thở sau này. Thở bao gồm hoạt động hít vào và thở ra.

+ Khi hít vào cần nhẹ nhàng, hít chậm, sâu, phình bụng ra từ từ để không khí ùa vào trong phế nang nhỏ, tách các phế nang đang viêm dính ra khiến phế nang căng lên.

+ Khi thở ra, cần thở chậm vừa, thở ra đến cuối thì hóp bụng lại nhẹ nhẹ để ép phế nang chặt lại, đẩy hết không khí thừa ra ngoài.

Khi mới hết bệnh thì không nên gắng sức vì nếu tập thở nhiều và nặng sẽ gây ho, đau. Tuy nhiên, mọi người cần nhớ rằng tập nhẹ nhưng vẫn phải tập. Khi nào thấy mình hít vào có cảm giác đau thì dừng lại, thở ra rồi lặp lại chu kỳ hít vào tiếp theo.

Giữa 2 chu kỳ hít vào thở ra không cần nín thở như khi tập thở lúc khỏe. Nếu thấy mệt thì có thể tập khoảng 10 lần rồi nghỉ một chút, sau đó lại tập tiếp. Song song với tập thở, mọi người cũng nên uống đủ nước để làm lỏng đờm nhớt, giúp thông thoáng đường thở, làm lỏng máu. Nhờ đó mà hệ tuần hoàn tới phổi dễ dàng hơn trong việc mang xác tế bào đi.

hình ảnh

Nên áp dụng các bài tập thở nhẹ nhàng. Ảnh minh họa, nguồn: BV 1A

Tập tăng khối cơ

Thời gian bị bệnh chúng ta thường ưu tiên nghỉ ngơi nên cơ dễ bị co cứng lại. Việc tập này sẽ giúp đáp ứng nhu cầu co giãn của khối cơ. Do đó, khối cơ sẽ được tổng hợp nếu tập luyện làm giảm co giãn các bắp cơ và ăn đủ lượng chất đạm nhằm làm nguyên liệu tổng hợp khối cơ.

Mới khỏi bệnh nên bạn không cần tập nặng, chạy nhảy cố sức mà nên tập chậm, co cơ tối đa, gồng cơ và kéo giãn tối đa.

Phục hồi vấn đề tâm lý và tinh thần

Khi nhiễm bệnh, rất nhiều người hoảng loạn, lo sợ do có nhiều luồng thông tin khiến mọi người hoang mang. Do đó, mọi người nên tìm hiểu thông tin từ kênh tin tức chính thống. Đồng thời, ngủ đủ giấc để tăng cường sức khỏe tinh thần. Nếu có chứng ám ảnh hoảng sợ nặng nề thì có thể gặp bác sĩ tâm lý.

Tuân thủ các nguyên tắc phòng dịch

Ngay cả khi đã có miễn dịch sau bệnh và virus đợt bệnh đầu tiên đã âm tính thì người khỏi bệnh vẫn có thể là nguồn lây virus cho người khác. Nhất là những nơi chưa được ‘phủ sóng’ vắc xin như Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó, vẫn có những người đã âm tính nhưng sau đó lại tái dương tính. Do vậy, sau khi khỏi rồi mọi người vẫn cần đeo khẩu trang, tuân thủ các biện pháp phòng dịch như trước nhé.

Áp dụng biện pháp hồi phục duy trì

Thời gian hồi phục của từng bệnh nhân nCoV sẽ tùy tình trạng sức khỏe mà khác nhau. Tuy nhiên, có một điều là dù thế nào thì bệnh nhân nCoV cũng không thể hồi phục ngay sau khi hết bệnh được.

Do đó, sau 3 – 4 tuần hồi phục tích cực, thấy cơ thể mình đã khỏe, cân nặng phục hồi, tay chân linh hoạt thì nên chuyển sang giai đoạn phục hồi duy trì. Nghĩa là chuyển về trạng thái cuộc sống bình thương nhưng vẫn duy trì kiến thức chăm sóc sức khỏe khoa học, phù hợp với tình trạng của bản thân.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X