9 trẻ không qua khỏi sau mắc viêm gan lạ, chuyên gia khuyên cha mẹ bình tĩnh

Mấy ngày nay các mẹ có theo dõi về cái bệnh viêm gan mới xuất hiện ở trẻ nhỏ không? Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tính đến ngày 10/5, ít nhất 23 quốc gia đã ghi nhận trẻ mắc viêm gan bí ẩn với hơn 350 trường hợp. Hàng chục ca khác

Mấy ngày nay các mẹ có theo dõi về cái bệnh viêm gan mới xuất hiện ở trẻ nhỏ không? Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tính đến ngày 10/5, ít nhất 23 quốc gia đã ghi nhận trẻ mắc viêm gan bí ẩn với hơn 350 trường hợp. Hàng chục ca khác đang nghi ngờ. Đặc biệt, 9 bệnh nhi đã không qua khỏi, ít nhất 18 trẻ phải ghép gan vì bệnh nặng.

hình ảnh

Tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 (Ảnh Hà Nội Mới)

Trước đó, vào tháng 4/2022, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ đã cảnh báo các bác sĩ và cha mẹ nên đề phòng những triệu chứng liên quan đến sự bùng phát của bệnh viêm gan bí ẩn xuất hiện ở trẻ em.

Bệnh nhi lớn tuổi nhất liên quan đến đợt bùng phát bất thường 16 tuổi, nhưng hầu hết là trẻ em dưới 5 tuổi. Còn ở khu vực Đông Nam Á thì em đọc trên Thanh Niên Online, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin ngày 9/5 cho hay nước này ghi nhận 15 ca viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân. Trước đó 2 tuần, đã có 3 ca không qua khỏi sau khi ghi nhận những ca viêm gan bí ẩn đầu tiên xuất hiện ở Đông Nam Á.

hình ảnh

Indonesia là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á xuất hiện viêm gan bí ẩn ở trẻ nhỏ (Ảnh Then24)

Tại Việt Nam thì hiện chưa ghi nhận trường hợp nào mắc viêm gan bí ẩn nhưng nguy cơ bệnh xâm nhập là rất lớn, theo Vietnamnet. Do đó việc phòng bệnh, tăng cường giám sát, phát hiện sớm ca mắc đang là điều cấp thiết. Bộ Y tế cũng đã yêu cầu các Viện đầu ngành tăng cường giám sát bệnh viêm gan cấp tính bí ẩn ở trẻ. Em đọc trên Thanh Niên thì có thông tin nhiều phụ huynh cũng lo lắng và làm xét nghiệm men gan cho con.

Nhưng liệu có cần thiết hay không, và đâu là lý do cha mẹ nên bình tĩnh trước bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em. Trên VTV, bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho rằng đây là bệnh viêm gan cấp, ban đầu xuất hiện rải rác ở một số nước châu Âu, châu Mỹ, Mỹ, Bỉ, nhưng hiện được phát hiện nhiều nhất ở Anh.

Các chuyên gia trên thế giới đang nghiêng về ý kiến coi virus là nguyên nhân gây bệnh, bởi hầu hết triệu chứng ở các bệnh nhân đều giống nhau. Trẻ mắc bệnh này đều biểu hiện sốt, nôn, tiêu chảy, vàng da… Qua xét nghiệm ban đầu, rất nhiều mẫu bệnh phẩm chứa virus Adeno. Adeno cũng có thể gây nên viêm kết mạc, cảm, ho, thậm chí viêm phổi nặng… Đặc biệt, một số trẻ hệ miễn dịch yếu hoặc suy giảm miễn dịch sẽ dễ bị virus tấn công xuống gan, gây viêm gan cấp.

Nếu bệnh viêm gan bí ẩn do Adeno gây nên thì không có cách nào cản nổi virus này. Adeno lây qua đường hô hấp, hoành hành thường xuyên hàng năm giống như cúm và RSV… nên lây rất nhanh. Tuy khiến, chỉ một số rất nhỏ người nhiễm Adeno gây bệnh nặng. Đây chỉ là nhận định ban đầu, đến nay nguyên nhân vẫn chưa được xác định rõ.

hình ảnh

Bệnh viêm gan bí ẩn được nghi do Adenov irus gây nên (Ảnh WHO)

Do các ca viêm gan bí ẩn xuất hiện trùng thời điểm với cô Vít nên xuất hiện nghi vấn sự liên quan giữa 2 bên này. Điều này không đúng vì thực tế cho thấy, rất nhiều trẻ em mắc cô Vít thời gian qua. Nếu đúng là do cô Vít thì sẽ xuất hiện rất nhiều trẻ bị viêm gan cấp tính.

Ngoài ra, nghi vấn viêm gan là do ảnh hưởng của vắc xin cô Vít cũng hoàn toàn không có căn cứ. Để chủ động phòng bệnh, cha mẹ cần chú ý vệ sinh cá nhân thường xuyên như rửa tay, sát khuẩn, đeo khẩu trang, ăn uống vệ sinh.. cho con.

Để bảo vệ con, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Nguyên Huyền – Trưởng Khoa khám bệnh cơ sở Kim Chung, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo, nếu phụ huynh thấy trẻ có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy thì nên cho trẻ đi khám để xem trẻ có tổn thương gan không, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời cho trẻ. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý điều trị cho trẻ. Trường hợp trẻ đã có biểu hiện tiểu vàng, mắt vàng thì bệnh đã ở giai đoạn khá muộn, rất nguy hiểm. Quan trọng nhất là:

– Sát khuẩn tay thường xuyên, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Ăn chín uống chín, dùng thực phẩm an toàn.

– Trẻ cần được bổ sung dinh dưỡng hợp lý, tiêm phòng theo chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia đầy đủ, tăng cường các hoạt động thể chất ngoài trời.

hình ảnh

Ảnh chụp màn hình NV

Em đọc trên Người Lao Động thì các dấu hiệu của trẻ mắc viêm gan, về mặt lâm sàng thường vàng da, vàng mắt, nước tiểu đậm, phân lợt… Nếu như em bé chưa có biểu hiện gì về viêm gan như không biếng ăn, không vàng da, vàng mắt, chơi bình thường thì không cần đi xét nghiệm viêm gan.

Một điều quan trọng nữa, mà chắc chỉ có các mẹ nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi mới để ý, là hiện tại, tiêm ngừa viêm gan B đã nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ sơ sinh, sau đó chích nhắc lại. Còn đối với viêm gan A, C cũng không gây nên bệnh nặng nếu mắc phải và không đáng lo ngại.

Triệu chứng viêm gan ở trẻ thường bao gồm một số (nhưng không phải tất cả) những biểu hiện sau:

– Nước tiểu sẫm màu, “đầu ra” màu xám, vàng da và mắt (gọi là vàng da)

– Sốt cao; ngứa da; đau cơ; đau khớp;

– Buồn nôn; chán ăn, mệt mỏi; đau bụng.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X