8 kỹ năng sinh tồn cần thiết bố mẹ nhất định phải dạy con

Dạy kỹ năng sinh tồn cho con là một việc làm rất cần thiết ngoài việc học tập ở lớp trong xã hội ngày nay. Càng được rèn luyện sớm bao nhiêu, trẻ sẽ càng thích nghi tốt với cuộc sống nhiều cạm bẫy.

1. Dạy con học bơi

kỹ năng sinh tồn cho con

Kỹ năng sinh tồn cho con

Môi trường nước luôn là mối đe dọa với tất cả mọi người, không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn. Chính vì thế, học bơi là một trong những kỹ năng sinh tồn quan trọng bậc nhất mà bạn không thể không dạy cho con.

2. Dạy con cách đi đường một mình an toàn

Không đi nhờ xe của bất kỳ người lạ nào. Luôn cầm theo điện thoại khi đi một mình và tuyệt đối không được để điện thoại hết pin. Biết đọc những biển hiệu giao thông cơ bản, nhớ những dấu hiệu đặc trưng khu vực gần nhà mình phòng khi trẻ bị lạc.

3. Khi bố mẹ gặp sự cố như bất tỉnh, tai nạn

Hãy dạy con biết cách gọi xe cứu thương, công an hoặc người thân gần nhất. Nếu có thể, bạn hãy giúp con ghi nhớ một vài số điện thoại khẩn cấp trong đầu. Ngoài ra, nên dán những số điện thoại đó ở khu vực dễ nhìn thấy nhất trong nhà

Trong nhà, bố mẹ nên dán số điện thoại cấp cứu ở một chỗ dễ nhìn để đảm bảo trẻ có thể nhìn thấy khi cần thiết.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần học và dạy con một số động tác xử lý như cầm máu, chăm sóc vết bỏng… để cứu mình và người khác. Đồng thời trước những tình huống này, con nên kêu gọi sự cứu giúp của những người xung quanh. Nếu thấy bố mẹ có hiện tượng bất thường, sau khi đã gọi cấp cứu con cũng cần lớn tiếng hô hào để nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm.

kỹ năng sinh tồn cho con

Kỹ năng sinh tồn cho con – Cảnh giác với người lạ

4. Dạy trẻ không nhận bất cứ đồ vật nào từ người lạ

Ở trường, ngoài giáo viên ra, con không được tiếp nhận và tin vào bất cứ một thông tin gì khác lạ so với thường ngày mà không tự miệng bố mẹ dặn dò.

Trường hợp bỗng bị kẻ nào lôi đi mà không thể bỏ chạy thì hãy đu chặt lấy chân kẻ gian, cố gắng nằm xoài ra đất và kêu gào hết sức có thể, để cản trở việc kẻ gian di chuyển

5. Dạy con kỹ năng sử dụng các vật dụng nguy hiểm

Trong nhà ai cũng có vô khối các vật dụng nguy hiểm như dao, kéo, kim… Khi người lớn không có mặt, trẻ có thể lôi mấy thứ đó ra chơi và sẽ gây hại cho chính chúng và người khác. Dạy con sự nguy hiểm của các vật dụng này và cách sử dụng chúng. Sao cho không gây sát thương cho bản thân và người khác là việc mà cha mẹ cần quan tâm ngay từ khi con mới 4, 5 tuổi. Dạy con làm từ từ từng việc một và dưới sự quan sát của cha mẹ sẽ giảm thiểu tác hại.

Bên cạnh dạy con biết sử dụng các vật sắc nhọn trong nhà, bố mẹ cũng cần chỉ cho trẻ biết những đồ gì tuyệt đối không được động đến khi bố mẹ vắng nhà như ổ điện, lửa, phích nước nóng…

6. Ở nhà một mình

Nguyên tắc là không được mở cửa cho bất cứ ai trừ bố mẹ nhưng nếu thấy có người có vẻ cố tình rình rập ở cửa để vào nhà thì trẻ nên bật TV thật lớn, gây tiếng ồn trong nhà để kẻ lạ mặt nghĩ trong nhà có người lớn.

kỹ năng sinh tồn cho con

Kỹ năng sinh tồn cho con

7. Các thao tác thoát hiểm như khi có hỏa hoạn, có động đất

Trong trường hợp nguy cập nhất, phải lánh nạn, bố mẹ hãy dạy con cố gắng nhặt theo thứ cần kíp nhất. Như điện thoại, chai nước (đồ ăn, đèn pin, nếu có thể); vật dụng nào gây tiếng ồn như còi, trống…

Trong trường hợp có hoả hoạn, trẻ cần cúi thấp người xuống bò men mép tường. Tránh không hít phải khói bằng cách thấm ướt khăn bịt vào mũi…

8. Dạy con quan sát

Óc quan sát không chỉ giúp con rút ra kinh nghiệm từ sự việc của người khác, mà còn giúp con có những hiểu biết sâu sắc về cuộc sống. Lá cây màu gì, chúng thay đổi màu thế nào, bầu trời màu gì… Điều này giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của trẻ sau này.

Trong chương trình học của trường West Point – nơi uy tín đào tạo ra các CEO xuất sắc thế giới, có một bài tập kiểm tra đầu vào tương tự như sau. “Đầu tiên, họ nhốt từng tốp sinh viên vào trong phòng. Sau hai giờ thì thả ra và yêu cầu sinh viên trả lời các câu hỏi như: Có bao nhiêu bóng đèn trong phòng, bàn ghế màu gì, lúc vào là mấy giờ, lúc ra mấy giờ, người ngồi bên trái có đeo đồng hồ không, người bên phải tên gì…”. Nếu trả lời không được, sinh viên đương nhiên bị loại. Đó là bài học đầu tiên về óc quan sát, yếu tố quan trọng nhất của một nhà quản trị tài ba. Và có rất nhiều những bài học tương tự như vậy.

Được học cách quan sát ngay từ nhỏ sẽ giúp bé trưởng thành rất nhiều.

Theo The asianparent Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://vn.theasianparent.com/ky-nang-sinh-ton-cho-con
BÀI LIÊN QUAN
X