6 triệu chứng điển hình khi nhiễm Adenovirus, bố mẹ nhận biết sớm để kịp thời chữa trị cho con

1. Nhiễm adenovirus gây bệnh gì? Adenovirus thực tế gồm hơn 90 loại virus khác nhau, được xếp cùng nhóm do có đặc điểm tương đối giống nhau. Loại virus này được phát hiện đầu tiên từ năm 1953, bên trong chứa DNA chuỗi kép với đường kính khoảng từ 70 – 80 nm. Adenovirus

1. Nhiễm adenovirus gây bệnh gì?

Adenovirus thực tế gồm hơn 90 loại virus khác nhau, được xếp cùng nhóm do có đặc điểm tương đối giống nhau. Loại virus này được phát hiện đầu tiên từ năm 1953, bên trong chứa DNA chuỗi kép với đường kính khoảng từ 70 – 80 nm.

Adenovirus là virus gây bệnh viêm đường hô hấp

Adenovirus là virus gây bệnh viêm đường hô hấp

Adenovirus được chia thành 2 nhóm chính, trong đó 1 nhóm gây bệnh ở chim và nhóm còn lại gây bệnh ở động vật có vú, trong đó có con người. Loại virus này có khả năng tồn tại khá lâu ngoài môi trường tự nhiên, khoảng 30 ngày ở nhiệt độ phòng, nhiều tháng nếu ở 4 độ C. Đã ghi nhận virus Adeno có thể sống nhiều năm trong môi trường đông đá, nhiệt độ khoảng -200 độ C.

Ngược lại, môi trường nhiệt độ cao, nước sôi, tia cực tím hoặc cloramin có thể dễ dàng tiêu diệt được Adenovirus. Do vậy đây là phương pháp được dùng để tiệt trùng vật dụng có thể lây lan Adenovirus.

Con người có thể bị nhiễm Adenovirus khi tiếp xúc gần với người bệnh mang virus hoặc chạm vào vật dụng, bề mặt mà chúng tồn tại. Con đường lây lan dễ nhất là qua giọt bắn hô hấp, khi người bệnh nhiễm Adenovirus ho, hắt hơi khiến virus bắn ra ngoài, phân tán ngoài không khí và lây lan cho mọi người. Ngoài ra, Adenovirus cũng có thể phân tán qua phân của người bệnh bị tiêu chảy.

Adenovirus dễ lây lan qua đường hô hấp

Adenovirus dễ lây lan qua đường hô hấp

Như vậy, Adenovirus có khả năng tồn tại trong thời gian dài ngoài môi trường, con đường lây nhiễm đa dạng nên nguy cơ lây nhiễm rất cao. Tùy vào tình trạng miễn dịch mà người bị nhiễm Adenovirus có thể không có triệu chứng nào đặc biệt hoặc gặp bệnh lý hô hấp, nội tạng nghiêm trọng.

Đặc biệt ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, bệnh nhân ghép gan, ghép thận, ghép tủy hoặc miễn dịch suy yếu khi nhiễm Adenovirus thường bị tổn thương chồng chéo nhiều cơ quan. Do vậy, nếu can thiệp chậm trễ, bệnh nhân có thể tử vong do những biến chứng mà Adenovirus gây ra.

2. Triệu chứng điển hình khi nhiễm Adenovirus

Triệu chứng khi nhiễm Adenovirus ở mỗi người có thể khác nhau tùy vào khả năng miễn dịch và tình trạng sức khỏe hiện tại. Nguy hiểm nhất là trẻ sơ sinh, người vừa ghép nội tạng, người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch có thể cùng lúc xuất hiện nhiều triệu chứng lâm sàng chồng chéo.

Các triệu chứng đặc trưng cho tổn thương hô hấp và nội tạng do Adenovirus bao gồm:

2.1. Viêm họng cấp

Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, triệu chứng bao gồm: sưng họng, đau đầu, sốt, chảy dịch mũi, ho,… Vi khuẩn dễ phân tán ngoài không khí qua giọt bắn hô hấp từ người bệnh nên trẻ nhiễm bệnh dễ lây lan sang các trẻ khác. Triệu chứng bệnh thường kéo dài từ 7 – 14 ngày, nhiều trường hợp triệu chứng nặng gây nguy hiểm cho trẻ.

Adenovirus gây viêm họng cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

2.2. Viêm đường hô hấp cấp

Triệu chứng tương tự như viêm đường hô hấp cấp do virus hay vi khuẩn khác như: sưng họng, đau họng, sưng đau hạch cổ, sốt cao có thể lên đến 39 độ C. Triệu chứng bệnh diễn biến khá nhanh trong khoảng 3 – 4 ngày, cả trẻ em và người lớn đều có thể mắc bệnh.

2.3. Viêm họng kết mạc

Viêm họng kết mạc do Adenovirus thường đi kèm với triệu chứng viêm kết mạc kết hợp như: mắt đỏ, chảy nhiều dịch trong,… Bệnh thường gặp nhất vào mùa hè khi vi khuẩn lan qua không khí hoặc lây bệnh qua nguồn nước ở hồ bơi.

2.4. Viêm phổi

Viêm phổi là một trong những bệnh nặng do Adenovirus gây ra ở trẻ nhỏ, triệu chứng đột ngột nguy hiểm như: sốt cao, ho, tổn thương ở phổi gây ảnh hưởng đến hô hấp hoặc di chứng nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong. Có đến 8 – 10% trẻ mắc bệnh tử vong do biến chứng của viêm phổi do Adenovirus không được điều trị kịp thời.

Adenovirus có thể gây viêm dạ dày ruột

2.5. Viêm dạ dày, ruột

Một số type Adenovirus có thể gây viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính. Người bệnh sẽ có triệu chứng cấp tính gồm: đi ngoài ra nước kéo dài nhiều ngày, sốt, buồn nôn, nôn mửa, các dấu hiệu viêm kết mạc và viêm đường hô hấp. Trong trường hợp này, Adenovirus tồn tại trong phân người bệnh và lây lan ra cộng đồng.

2.6. Bệnh lý khác

Adenovirus có thể là nguyên nhân gây viêm bàng quang ở trẻ em, gây đi tiểu ra máu thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ trai. Ngoài ra ở niệu đạo và tử vong phụ nữ, Adenovirus tồn tại và có thể lây truyền qua đường tình dục.

Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương do Adenovirus

Không phải tất cả trường hợp nhiễm Adenovirus đều gây bệnh, nhiều người không có biểu hiện triệu chứng gì nhưng vẫn có thể lây lan virus cho cộng đồng. Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương do Adenovirus, do vậy nếu phát hiện triệu chứng cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

3. Hướng dẫn cách phòng tránh lây nhiễm Adenovirus

Hiện nay, Adenovirus cũng như các loại virus khác chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, việc phòng bệnh rất quan trọng. Để hạn chế sự lây lan của virus này, tất cả mọi người cần ghi nhớ và thực hiện tốt các việc sau:

Trong sinh hoạt hàng ngày cần dùng nguồn nước sạch, đảm bảo đã được khử trùng.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo,…

Giữ cho không gian ở luôn sạch sẽ, thoáng mát.

Khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm Adenovirus cần chú ý:

Sát trùng các đồ dùng cá nhân của bệnh nhân khi mắc bệnh.

Đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm virus.

Không sử dụng chung bát, thìa, cốc, chén,… với bệnh nhân khi đang mắc bệnh.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X