6 triệu chứng xuất hiện ở trẻ F0 cần phải đến viện ngay kể cả đã âm tính

Nhiều người khi thấy con đã âm tính thì chủ quan, dẫn tới trẻ gặp di chứng nặng nhưng không kịp thời phát hiện dẫn tới tới viện trong tình trạng đã nguy kịch. Vậy nên phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh bảo nguy cơ là việc cực kỳ nghiêm trọng, yêu cầu các

Nhiều người khi thấy con đã âm tính thì chủ quan, dẫn tới trẻ gặp di chứng nặng nhưng không kịp thời phát hiện dẫn tới tới viện trong tình trạng đã nguy kịch.

Vậy nên phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh bảo nguy cơ là việc cực kỳ nghiêm trọng, yêu cầu các bậc cha mẹ phải hết sức để ý tới sức khỏe của trẻ sau khi âm tính.

Theo thông tin mình đọc được trên báo điện tử Vietnamnet thì dù trẻ đã có kết quả âm tính với SARS-CoV-2, phụ huynh vẫn phải tiếp tục theo dõi sức khỏe để phòng các biến chứng hậu cô vít.

Về các dấu hiệu cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm thì mình sẽ chia sẻ lại bên dưới, mọi người tham khảo để biết khi nào cần đưa trẻ đến viện kiểm tra nha!

hình ảnh

Trẻ dù đã âm tính vẫn nên thận trọng với di chứng hậu cô vít. Ảnh minh họa, nguồn: TQ

6 dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý với trẻ F0 đã âm tính

Trong cuốn ‘Sổ tay chăm sóc trẻ mắc cô vít tại nhà’ do Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương biên soạn gồm 5 mục. Đó là: Chuẩn bị khi điều trị cho trẻ mắc cô vít tại nhà; Hướng dẫn chăm sóc và theo dõi trẻ mắc cô vít hằng ngày; Hướng dẫn dùng thuốc điều trị cho trẻ mắc cô vít; Dấu hiệu bất thường, dấu hiệu nguy kịch và Theo dõi biến chứng hậu cô vít.

Trong đó mục theo dõi biến chứng hậu cô vít có nên ra 6 dấu hiệu trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế sau khi khỏi cô vít bao gồm:

– Sốt cao liên tục

– Nổi ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc

– Phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân

– Nôn, đau bụng, tiêu chảy

– Lơ mơ, li bì, co giật

– Tiểu ít, phù chân, phù mí mắt

Các bậc cha mẹ có con là đang là F0 hoặc đã khỏi thì cần đặc biệt lưu ý tới 6 dấu hiệu trên, cảm thấy con mình xuất hiện 1 trong số các dấu hiệu nào thì nên sớm đưa con tới viện để được các bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh trường hợp trẻ gặp nguy hiểm do phát hiện muộn.

hình ảnh

Trẻ xuất hiện dấu hiệu bất thường sau khi khỏi cô vít cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ xử lý. Ảnh minh họa, nguồn: TQ

Cách chăm sóc trẻ F0 hàng ngày và các vấn đề thường gặp

Cách đếm nhịp thở của trẻ: Mọi người lưu ý để trẻ nằm trên giường, hoặc bế ngang trên tay ( Chú ý đếm khi trẻ nằm ngủ hoặc nằm ngoan không khóc, không sốt cao), kéo nhẹ áo để hở bụng trẻ, đặt đồng hồ, hoặc điện thoại bấm giờ) bên cạnh, mắt vừa nhìn đồng hồ vừa di động bụng của trẻ, bụng di động lên – xuống là tính 1 nhịp thở, đếm như vậy trong đúng 1 phút, có thể đếm 2-3 lần.

hình ảnh

Nhịp thở phản ánh sức khỏe hô hấp của trẻ. Ảnh minh họa, nguồn: VnIt

Xác định thở nhanh là cách phát hiện viêm phổi hoặc suy hô hấp ở trẻ: Theo tiêu chuẩn của WHO, trẻ được đánh giá là thở nhanh, thở gấp khi:

Với trẻ < 2 tháng: Nhịp thở > 60 nhịp/phút

Trẻ 2-12 tháng: Nhịp hở > 50 nhịp/phút

Trẻ 1-5 tuổi: Nhịp thở > 40 nhịp/phút

Trẻ > 5 tuổi: Nhịp thở > 30 nhịp/phút

Cách dùng máy đo oxy kẹp tay cho trẻ: Chúng ta có thể dùng máy đo thông thường của người lớn. Sau đó xoa ấm tay, chân, dỗ trẻ ngoan khi đo.

Mọi người có thể dùng băng dính y tế để cố định máy cũng được. Chúng ta có thể kẹp máy vào ngón tay hoặc ngón chân cái của trẻ. Cuối cùng là đọc kết quả sau 1-3 phút.

Bố mẹ cần chuẩn bị những gì khi trẻ F0 điều trị tại nhà

Theo đó, trong gia đình có trẻ nhỏ là F0 điều trị tại nhà thì phụ huynh cần chuẩn bị các vật dụng như:

– Khẩu trang (với trẻ > 2 tuổi)

– Nước sát khuẩn hoặc xà phòng rửa tay

– Máy đo SpO2 (nên chuẩn bị nếu có thể)

– Nhiệt kế

– Nên chuẩn bị điện thoại có thể gọi video call để nhân viên y tế có thể khám từ xa nếu cần.

Ngoài ra phụ huynh cần chuẩn bị sẵn các loại thuốc như sau:

– Thuốc hạ sốt có hoạt chất là paracetamol (mua cả dạng gói và viên đặt – bảo quản trong tủ lạnh)

– Siro ho thảo dược hoặc kẹo ngậm giảm ho (cho trẻ lớn)

– Oesol dạng gói bột pha

– Vitamin ( C,D), kẽm, men vi sinh

– Nước muối sinh lý

Lưu ý: Không mua sẵn thuốc kháng sinh, kháng virus, chống viêm, chống đông, thuốc xách tay, thuốc không rõ tên, mác cho trẻ sử dụng.

Những thông tin trên mình đọc được trên báo thấy hay nên chia sẻ lại để mọi người cùng biết về nhưng dấu hiệu trẻ gặp nguy hiểm sau khi nhiễm cô vít.

Trẻ là đối tượng cần được đặc biệt quan tâm, vì vậy các bậc huynh cần chủ động theo dõi và để ý tới sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện biểu hiện bất thường của con và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X