𝟼 𝚝𝚑ờ𝚒 đ𝚒ể𝚖 𝚖ẹ 𝚝𝚞𝚢ệ𝚝 đố𝚒 𝚔𝚑ô𝚗𝚐 𝚌𝚑𝚘 𝚌𝚘𝚗 𝚋ú 𝚔ẻ𝚘 𝚐â𝚢 𝚑ạ𝚒 𝚌𝚑𝚘 𝚝𝚛ẻ

Đối với trẻ sơ sinh sữa mẹ là thức ăn tốt nhất và cần thiết cho trẻ khi mới ra đời. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn đem đến nhiều lợi ích sức khỏe mà các loại sữa thay thế không thể làm được.

Đối với trẻ sơ sinh sữa mẹ là thức ăn tốt nhất và cần thiết cho trẻ khi mới ra đời. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn đem đến nhiều lợi ích sức khỏe mà các loại sữa thay thế không thể làm được.

Tuy nhiên các mẹ cần biết rằng khi chăm con ngoài việc cố gắng duy trì lượng sữa dồi dào mẹ còn phải chú ý đến thời điểm cho con bú. Không phải lúc nào cho con bú cũng là tốt.

Một số bà mẹ trẻ vì non kinh nghiệm dẫn đến sai lầm trong quá trình cho con bú có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sau này, thậm chí gây ra t.ử vo.ng ở trẻ sơ sinh.

Thực tế cho thấy nuôi con, chăm con không chỉ là bản năng mà còn phải có kiến thức. Chính vì thế để con sinh ra được hưởng lợi tối đa từ nguồn sữa mẹ, các mẹ cần lưu ý 6 thời điểm mẹ không nên cho con bú kẻo gây hại cho trẻ.

1. Dùng điện thoại trong khi cho con bú

Chăm sóc con nhỏ chiếm hầu hết thời gian của các bà mẹ. Chính vì thế nhiều bà mẹ thường tranh thủ tý thời gian rảnh rỗi khi cho con bú cầm điện thoại và lướt web giải trí. Theo các chuyên gia y tế hành động đơn giản này thực chất tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho trẻ.

Thứ nhất: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bức xạ điện thoại có khả năng làm chậm tới 40% khả năng phát triển của não bộ. Đặc biệt trong những tháng đầu đời, khi cơ thể trẻ sơ sinh còn rất yếu thì bức xạ điện thoại càng gây hại nhiều hơn bởi trẻ nhỏ chịu ảnh hưởng từ sóng wifi cao hơn người lớn.

Thứ hai: Ngoài mối nguy hại từ bức xạ của điện thoại các mẹ cũng nên cảnh giác với các loại vi khuẩn có trên điện thoại. Nếu tay cầm điện thoại của mẹ vô tình chạm vào bầu ngực lúc trẻ đang bú thì chẳng khác nào mẹ đã trực tiếp mớm mồi vi khuẩn vào miệng của trẻ.

Các chuyên gia khuyến cáo khi cho con bú các mẹ không nên xao nhãng, hạn chế tối đa việc dùng hay sạc điện thoại gần nơi bé nằm để tránh bức xạ và sóng điện thoại tiếp xúc gần với não bộ của trẻ.

2. Cho trẻ bú quá lâu

Cho con bú là việc tốn nhiều sức lực, đặc biệt đối với những bà mẹ sinh con lần đầu chưa có kỹ năng nên sẽ càng mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên theo khuyến cáo của các chuyên gia thì thời gian bú mẹ của trẻ chỉ nên kéo dài 10 phút đối mỗi bên vú.

Nếu mẹ để trẻ ngậm v.ú quá lâu dễ khiến đầu t.i bị nứt, viêm nhiễm. Bên cạnh đó nếu trẻ bú lâu sẽ làm hàm lượng protein trong sữa giảm dần thay vào đó hàm lượng chất béo tăng lên, dễ khiến trẻ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn trớ.

3. Cho con bú sau cơn tức giận

Kết quả hình ảnh cho mẹ việt cho con bú

Nhiều nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng khi mẹ tức giận, một lượng lớn noradrenalin và adrenaline trong hệ thần kinh giao cảm được phóng thích ra, sẽ khiến cơ thể mẹ xuất hiện các hiện tượng như: huyết áp tăng cao, tim đập nhanh, mạch máu bị thu nhỏ lại… làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Lúc này sữa của mẹ sẽ chẳng khác nào “đ.ộc tố” ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu thường xuyên cho bé bú trong tình trạng này bé sẽ bị ảnh hưởng nặng nề từ tâm trạng của mẹ như các chức năng cơ quan nội tạng như tim, gan, thận, lá lách.

4. Cho con bú sau khi tập thể dục

Kết quả hình ảnh cho mẹ việt cho con bú

Sau sinh nhiều mẹ sẽ có nhu cầu tập thể dục để tăng cường sức đề kháng và lấy lấy lại vóc dáng. Điều này là hoàn toàn hợp lý.

Tuy nhiên nên lưu ý sau khi tập thể dục chớ vội vàng cho con bú ngay. Nguyên do lúc này cơ thể của người mẹ sẽ sản sinh ra axit lactic làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ (còn được gọi là “sữa nóng” ). Nếu mẹ cho trẻ bú quá nhiều sữa có axit lactic dễ gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đi ngoài.

Các chuyên gia khuyến cáo sau khi tập thể dục mẹ nên tắm rửa, vệ sinh và nghỉ ngơi 30 phút để lượng axit lactic giảm xuống.

5. Không vệ sinh núm v.ú trước khi cho con bú

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém. Chính vì thế trước khi cho con bú các mẹ cần phải chú ý vệ sinh đầu v.ú sạch sẽ, tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ.

Một vài mẹ vì muốn bảo đảm an toàn cho trẻ mà dùng xà phòng để vệ sinh núm v.ú. Tuy nhiên, theo các chuyên gia xà phòng chứa rất nhiều nguyên tố hóa học, nếu không được làm sạch trong quá trình vệ sinh thì dư lượng về lâu dài, có thể gây tổn thương v.ú. Cách tốt nhất để làm sạch đầu v.ú là lau bằng nước ấm.

6. Trêu đùa khi cho con bú

Nhiều mẹ khi cho con bú hay có thói quen đùa giỡn với trẻ. Tuy nhiên hành động này được cảnh báo là rất ngu.y hi.ểm bởi nó có thể khiến trẻ bị sặc, sữa tràn vào khí quản gây viêm phổi.

Thay vì trêu đùa chọc cho bé cười các mẹ có thể chọn nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ, đây cũng là cách giao tiếp xây dựng tình cảm giữa hai mẹ con.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X