6 thời điểm bố mẹ kìm hãm sự lạc quan của trẻ nhưng chẳng nhận ra, đừng trách tại sao con mình lại rụt rè, nhút nhát đến vậy

Khi một đứa trẻ sinh ra, chúng như tờ giấy trắng, chính bố mẹ là người đầu tiên khắc họa lên đó những tính cách của con mình. Nếu giáo dục con cái không đúng cách, bố mẹ sẽ khiến con mình gặp rất nhiều khó khăn sau này. Đặc biệt trong những thời điểm

Khi một đứa trẻ sinh ra, chúng như tờ giấy trắng, chính bố mẹ là người đầu tiên khắc họa lên đó những tính cách của con mình. Nếu giáo dục con cái không đúng cách, bố mẹ sẽ khiến con mình gặp rất nhiều khó khăn sau này.

Đặc biệt trong những thời điểm sau đây, bố mẹ càng cần phải biết mình nên nói gì để không kìm hãm sự lạc quan của con cái.

1. Khi trẻ được người khác khen ngợi

Khi một đứa trẻ được người khác khen ngợi, đánh giá cao, nếu bố mẹ nói: “Ôi dào, thằng bé nó chẳng giỏi như vậy đâu”. Lúc đó, đứa trẻ sẽ nghĩ rằng, trong mắt bố mẹ mình thực sự kém cỏi.

6 thời điểm bố mẹ kìm hãm tính lạc quan của trẻ nhưng chẳng nhận ra, đừng trách tại sao con mình lại rụt rè, nhút nhác đến vậy - Ảnh 1.Ảnh minh họa.

Trẻ rất nhạy cảm với thái độ của người lớn đối với mình. Đây là cơ sở để chúng nhận định về lời nói và hành động của bản thân. Thế nên, khi con cái được người khác khen ngợi, bố mẹ không cần phải tỏ ra khiêm tốn quá mức như vậy. Sự khen ngợi của người khác chính là động lực để trẻ tiến bộ hơn.

Trước lời khen của người khác, bố mẹ có thể nói điều gì đó kiểu như: “Cảm ơn cô đã khen cháu. Thằng bé sẽ tiếp tục chăm chỉ học hành hơn nữa”.

2. Khi trẻ quyết tâm làm việc gì đó

Khi trẻ quyết tâm làm gì đó nhưng bố mẹ lại “tạt ngay gáo nước lạnh” vào con mình kiểu như: “Con còn nhỏ, con chưa có làm được cái đó đâu”. Đứa trẻ sẽ nghĩ dù sao mình cũng không làm được thứ đó, từ giờ về sau sẽ không làm nữa.

Câu nói này của bố mẹ đã kìm hãm sự tự tin và thái độ lạc quan ban đầu của trẻ. Quan trọng hơn nữa nó sẽ khiến trẻ do dự khi quyết định làm gì đó và bị phụ thuộc vào ý kiến của bố mẹ. Bố mẹ cần nhớ rằng, thất bại cũng là trải nghiệm trẻ cần học trong quá trình trưởng thành.

Bố mẹ có thể nói: “Nếu con nghĩ về nó, hãy thử làm xem sao”.

3. Khi trẻ làm gì đó không thành công

Khi trẻ muốn thử thách bản thân làm điều gì đó nhưng không thành công, nếu bố mẹ nói: “Mẹ đã nói với con rồi, con không có làm được cái đó đâu”. Đứa trẻ sẽ nghĩ theo cách này “biết vậy mình đừng có kể cho mẹ nghe”.

6 thời điểm bố mẹ kìm hãm tính lạc quan của trẻ nhưng chẳng nhận ra, đừng trách tại sao con mình lại rụt rè, nhút nhác đến vậy - Ảnh 2.Ảnh minh họa.

Nếu bố mẹ có phản ứng như vậy trước thất bại của con cái, nó sẽ khiến cho trẻ ngày càng xa lánh, không muốn nói chuyện với bố mẹ hơn. Chỉ khi bố mẹ đặt niềm tin vào con cái, trẻ mới tự tin và lạc quan về những việc mình làm.

Bố mẹ có thể nói: “Con đã cố gắng rất nhiều rồi. Nếu con cố gắng thêm chút nữa, có thể sẽ thành công vào lần sau”.

4. Khi trẻ gặp khó khăn

Khi trẻ gặp thất bại trong học tập hay làm điều gì đó, nếu bố mẹ nói: “Sao con ngốc quá vậy”. Lúc này, trẻ sẽ nghĩ có lẽ bản thân mình thực sự ngốc như lời bố mẹ nói.

Bố mẹ cần có thái độ bao dung, cho trẻ cơ hội làm lại lần nữa. Nếu bố mẹ có phản ứng gay gắt trước thất bại của trẻ, chúng sẽ cảm thấy khó chịu, uất ức và dần bi quan.

Bố mẹ có thể nói rằng: “Không sao đâu con, bố mẹ vẫn tin tưởng vào con”.

5. Khi bố mẹ muốn động viên trẻ

Khi bố mẹ muốn động viên con cái cần phải cố gắng hơn nữa, họ thường so sánh với những đứa trẻ khác như: “Con nhìn bạn A nhà hàng xóm giỏi chưa kìa”. Trẻ sẽ nghĩ dù mình có làm tốt đến đâu đi chăng nữa, bố mẹ cũng không nhìn thấy.

6 thời điểm bố mẹ kìm hãm tính lạc quan của trẻ nhưng chẳng nhận ra, đừng trách tại sao con mình lại rụt rè, nhút nhác đến vậy - Ảnh 3.Ảnh minh họa.

Mỗi đứa trẻ là một cá thể duy nhất, việc so sánh con cái với người khác là một trong những điều tối kỵ khi giáo dục trẻ. Bất kỳ một đứa trẻ nào cũng đều cảm thấy khó chịu và chán ghét khi bố mẹ thường xuyên so sánh mình với người khác.

Nếu bố mẹ nhìn ra những điểm mạnh của con mình, tích cực động viên, trẻ sẽ luôn lạc quan và tự tin trong cuộc sống.

Bố mẹ có thể nói rằng: “Mẹ biết con có thể bắt kịp được bạn A hàng xóm, cố gắng lên con. Mẹ tin con làm được”.

6. Khi bố mẹ muốn con cái chăm chỉ học tập

Bố mẹ nào cũng muốn con mình có một tương lai xán lạn nên khi thấy con cái lười biếng, họ thường đe dọa kiểu như: “Nếu con không chịu học, tương lai chỉ có chăn bò hoặc quét rác ngoài đường”. Trẻ sẽ nghĩ mình không có tương lai, tốt hơn không cần phải cố gắng thêm nữa.

Mặc dù đó có thể là lời nói đùa của bố mẹ nhưng nó khiến cho con cái cảm thấy áp lực, chán nản hơn trong việc học. Khi một đứa trẻ còn nhỏ, chúng chưa hiểu rõ khái niệm tương lai là gì. Thế nên những lời hù dọa của bố mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự lạc quan của con cái.

Thay vào đó, bố mẹ có thể nói rằng: “Thôi con cất đồ chơi đi, mẹ sẽ kèm con học bài”.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X