5 trường hợp sẽ bị khóa tài khoản định danh điện tử: Người dân cần biết để tránh rủi ro

Tài khoản định danh điện tử là gì? Căn cứ theo Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg ngày 8/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về định danh và xác thực điện tử trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở

Tài khoản định danh điện tử là gì?

Căn cứ theo Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg ngày 8/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về định danh và xác thực điện tử trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (chính là mã số định danh cá nhân của công dân), mật khẩu (được gửi qua tin nhắm SMS cho mỗi cá nhân) hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.

Điều 5 Quyết định 34/2021/QĐ-TTg quy định tài khoản định danh điện tử có 02 mức độ:

– Mức độ 1: Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của công dân kê khai đã được so sánh, đối chiếu tự động trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của người nước ngoài đã được so sánh, đối chiếu trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, trừ ảnh chân dung và vân tay;

– Mức độ 2: Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của cá nhân kê khai đã được xác minh bằng ảnh chân dung hoặc vân tay trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.

dinh-danh-dien-tu-01

Ai được cấp tài khoản định danh điện tử?

Theo Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg, cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua ứng dụng Định danh điện tử quốc gia VNEID. Cá nhân chưa đủ 14 tuổi được đăng ký theo tài khoản định danh của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Các thông tin cần khai báo được thực hiện trên thiết bị điện tử khi cá nhân đăng ký tài khoản định danh điện tử

– Số định danh cá nhân; số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (đối với người nước ngoài);

– Họ, tên đệm và tên;

– Ngày, tháng, năm sinh;

– Giới tính;

– Quốc tịch (đối với người nước ngoài);

– Số điện thoại, email;

– Trường hợp đăng ký cho người chưa đủ 14 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì kê khai thêm thông tin về số định danh cá nhân; số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;

– Họ, tên đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch (đối với người nước ngoài).

Empty

Trường hợp bị khóa tài khoản định danh điện tử

Điều 10 Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg đề cập đến 5 trường hợp bị khóa tài khoản định danh điện tử gồm:

– Khi chủ thể danh tính điện tử yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của mình.

– Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử dụng dịch vụ.

– Khi chủ thể danh tính điện tử vi phạm điều khoản dịch vụ đã thỏa thuận với cơ quan cấp tài khoản định danh điện tử.

– Khi thực hiện xác lập lại hoặc hủy số định danh cá nhân.

– Khi chủ thể danh tính điện tử qua đời.

dinh-danh-dien-tu-03

Trường hợp nào tài khoản định danh điện tử đã bị khóa sẽ được khôi phục?

Cho phép khôi phục tài khoản định danh điện tử khi:

– Chủ thể danh tính điện tử yêu cầu khôi phục tài khoản định danh điện tử mà trước đó đã yêu cầu khóa.

– Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử dụng dịch vụ yêu cầu khôi phục tài khoản định danh điện tử mà trước đó đã yêu cầu khóa.

– Khi chủ thể danh tính điện tử đã khắc phục vi phạm điều khoản dịch vụ đã thỏa thuận với cơ quan cấp tài khoản định danh điện tử và yêu cầu khôi phục tài khoản định danh điện tử.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X